Xuất khẩu tôm sang Hà Lan tiếp tục giảm
Khủng hoảng kinh tế khu vực EU nói chung kéo theo đồng EUR mất giá khiến DN nước này giảm NK.
Theo thống kê của ITC, 6 tháng đầu năm 2015 giá trị NK tôm của Hà Lan đạt 246,8 triệu USD, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong 2 quý đầu năm nay, trong số 8 nhà cung cấp tôm chính cho Hà Lan: Bangladesh, Việt Nam và Nigeria ghi nhận tăng trưởng XK tôm sang Hà Lan lần lượt là 43,3%; 28,7% và 14,6%.
Các nhà cung cấp còn lại đều giảm XK tôm sang đây trong đó Indonesia giảm mạnh nhất 51,8%. Ấn Độ là nguồn cung cấp tôm lớn nhất cho Hà Lan cũng giảm 7,1% về XK tôm sang thị trường này.
Việt Nam đứng thứ 4 về cung cấp tôm cho Hà Lan với mức tăng 28,7%, chiếm 10,2% tổng giá trị NK của Hà Lan.
Ngoài ra, Hà Lan còn NK sản phẩm tôm từ một số quốc gia nội khối như:
Bỉ, Anh, Đức và Pháp. Các nguồn cung ở Châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Trung Quốc cũng là các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Hà Lan.
Trong khối EU 27, Hà Lan là nước NK tôm lớn thứ 5 sau Tây Ban Nha, Pháp, Anh và Đức. XK tôm của Việt Nam sang Hà Lan năm 2014 đạt cao nhất trong vòng 15 năm với 3.639 tấn, trị giá gần 46 triệu USD.
Giá trị XK tôm Việt Nam sang Hà Lan trong quý 1/2015 tăng 37% so với quý trước đó tuy nhiên XK trong quý 2/2015 lại giảm 11% so với quý I/2015.
Tháng 6/2015, giá XK trung bình tôm Việt Nam sang Hà Lan đạt 10.141 USD/tấn trong khi Ấn Độ là 8.085 USD/tấn và Indonesia là 9.763 USD/tấn.
Tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617), tôm chế biến đóng túi kín khí (HS 160529) và tôm chế biến không đóng túi kín khí (HS 160521) là các sản phẩm NK chính của Hà Lan, chiếm gần 97% tổng NK.
Đồng EUR mất giá khiến các DN Hà Lan giảm NK thủy sản, không riêng tôm. Khó khăn của nền kinh tế nói chung đã ảnh hưởng đến sức tiêu thụ và lượng NK của nước này.
Giá NK trung bình tôm tại thị trường này đã giảm từ 8.671 USD/tấn (QI/2015) xuống 8.035 USD/tấn (QII/2015).
Dự báo những tháng cuối năm nay, giá trị XK tôm sang Hà Lan tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước.
Phải sang năm 2016 khi tỷ giá đồng EUR cộng với sức mua hồi phục, NK tôm nước này mới có khả năng hồi phục rõ rệt.
Có thể bạn quan tâm
Leo lên đồng mang theo bao loài tôm cá nước ngọt còn bé tí, thường được gọi là cá non, chúng sẽ lớn lên nhanh chóng nhờ thức ăn tự nhiên. Nào là các lóc, cá trê, cá chạch, cá chèn, cá rô, cá he, cá mè vinh, cá éc, cá mề hôi, cá linh, tôm, cua, ốc…
Hàng năm, các cơ sở này sản xuất từ 20 - 22 tỷ con tôm pots giống cung ứng cho thị trường, đáp ứng khoảng 60 - 70% nhu cầu con giống trong tỉnh. Lượng giống sản xuất không chỉ cung ứng trong tỉnh mà còn được các cơ sở xuất bán ở một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Đồng thời, một số cơ sở cũng nhập tôm giống ở các tỉnh miền Trung về bán.
Đó là ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 51 tuổi, ở phường Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau). Người địa phương nói vô vuông cá chình nhà ông Bảy Ánh chỉ có 500m, nhưng chúng tôi phải dò dẫm trên “con đê” trơn nhớt mất gần cả tiếng đồng hồ mới tới nhà ông.
Trên 10 km đê tả sông Hồng chạy qua địa bàn, trên 600 ha đất bãi… đây là những điều kiện thuận lợi để huyện Kim Động (Hưng Yên) đẩy mạnh khai thác tiềm năng chăn nuôi đại gia súc ở các xã ven đê.
Nhằm góp phần tạo nguồn thu nhập cho các hộ gia đình ở miền núi và bảo vệ rừng bền vững, đặc biệt là cung cấp nguồn dược liệu quý hiếm để xuất khẩu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã xây dựng thành công mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng kể từ năm 2013 đến nay.