Xuất khẩu tôm sang Hà Lan tiếp tục giảm
Khủng hoảng kinh tế khu vực EU nói chung kéo theo đồng EUR mất giá khiến DN nước này giảm NK.
Theo thống kê của ITC, 6 tháng đầu năm 2015 giá trị NK tôm của Hà Lan đạt 246,8 triệu USD, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong 2 quý đầu năm nay, trong số 8 nhà cung cấp tôm chính cho Hà Lan: Bangladesh, Việt Nam và Nigeria ghi nhận tăng trưởng XK tôm sang Hà Lan lần lượt là 43,3%; 28,7% và 14,6%.
Các nhà cung cấp còn lại đều giảm XK tôm sang đây trong đó Indonesia giảm mạnh nhất 51,8%. Ấn Độ là nguồn cung cấp tôm lớn nhất cho Hà Lan cũng giảm 7,1% về XK tôm sang thị trường này.
Việt Nam đứng thứ 4 về cung cấp tôm cho Hà Lan với mức tăng 28,7%, chiếm 10,2% tổng giá trị NK của Hà Lan.
Ngoài ra, Hà Lan còn NK sản phẩm tôm từ một số quốc gia nội khối như:
Bỉ, Anh, Đức và Pháp. Các nguồn cung ở Châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Trung Quốc cũng là các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Hà Lan.
Trong khối EU 27, Hà Lan là nước NK tôm lớn thứ 5 sau Tây Ban Nha, Pháp, Anh và Đức. XK tôm của Việt Nam sang Hà Lan năm 2014 đạt cao nhất trong vòng 15 năm với 3.639 tấn, trị giá gần 46 triệu USD.
Giá trị XK tôm Việt Nam sang Hà Lan trong quý 1/2015 tăng 37% so với quý trước đó tuy nhiên XK trong quý 2/2015 lại giảm 11% so với quý I/2015.
Tháng 6/2015, giá XK trung bình tôm Việt Nam sang Hà Lan đạt 10.141 USD/tấn trong khi Ấn Độ là 8.085 USD/tấn và Indonesia là 9.763 USD/tấn.
Tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617), tôm chế biến đóng túi kín khí (HS 160529) và tôm chế biến không đóng túi kín khí (HS 160521) là các sản phẩm NK chính của Hà Lan, chiếm gần 97% tổng NK.
Đồng EUR mất giá khiến các DN Hà Lan giảm NK thủy sản, không riêng tôm. Khó khăn của nền kinh tế nói chung đã ảnh hưởng đến sức tiêu thụ và lượng NK của nước này.
Giá NK trung bình tôm tại thị trường này đã giảm từ 8.671 USD/tấn (QI/2015) xuống 8.035 USD/tấn (QII/2015).
Dự báo những tháng cuối năm nay, giá trị XK tôm sang Hà Lan tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước.
Phải sang năm 2016 khi tỷ giá đồng EUR cộng với sức mua hồi phục, NK tôm nước này mới có khả năng hồi phục rõ rệt.
Related news
Theo tính toán của Trung tâm Nông nghiệp (TTNN) huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng), hiệu quả kinh tế mang lại từ các mô hình nuôi thí điểm cá chạch bùn trên địa bàn huyện đạt gấp 2 - 3 lần so với nuôi các loại cá trê, trắm, chép, trôi… Hiện, mô hình được bắt đầu nhân rộng, mở ra một hướng phát triển mới cho nghề nuôi cá nước ngọt trên địa bàn.
Nhiều năm qua, người dân trên địa bàn các xã Mỹ Hòa, Mỹ An và Đốc Binh Kiều (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) triển khai mô hình nuôi ếch Thái mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Trong đó, xã Đốc Binh Kiều thực hiện hiệu quả nhất, người dân nuôi ếch trên phần đất trũng bỏ hoang, tận dụng các đìa sen để cải tạo lại thành ao thả ếch...
Bây giờ đang là thời điểm những đoàn tàu đánh cá xa bờ của ngư dân trong tỉnh Quảng Ngãi trở về sau hàng tháng trời ròng rã trên biển khơi. Đây là phiên biển đầu tiên trong năm. Cá đầy khoang, giá bán cao, niềm vui ấy báo hiệu một năm gặt hái nhiều thành công của ngư dân vùng biển.
HĐQT công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF) ra Nghị quyết tiếp nhận vùng nuôi thủy sản của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phước Anh 2 tại Đồng Tháp.
Những năm qua, phong trào nuôi tôm càng xanh trên địa bàn huyện Châu Phú (An Giang) đang có xu hướng giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng chủ yếu do nông dân không chủ động được đầu ra.