Xuất Khẩu Thanh Long Chính Ngạch Đạt 5,2 Triệu USD Trong 4 Tháng Đầu Năm Ở Bình Thuận

Theo tin từ Sở Công Thương, trong 4 tháng đầu năm 2013, thanh long Bình Thuận xuất khẩu chính ngạch đạt 7.451 tấn, trị giá 5,27 triệu USD. Thanh long đã xuất vào 8 thị trường, chủ yếu là châu Á, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường chính với kim ngạch đạt 2,64 triệu USD, chiếm tỷ trọng 53,6%, kế tiếp là Indonesia 1,33 triệu USD, Thái Lan 0,42 triệu USD.
Đơn giá xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2013 đạt 707,41 USD/tấn, tăng 26% so cùng kỳ 2012 (561,28 USD/tấn), riêng đơn giá xuất khẩu vào Thái Lan giảm (chỉ bằng 61,19% so cùng kỳ năm 2012). So cùng kỳ 2012, thanh long xuất khẩu chính ngạch giảm 31,13% về số lượng và 13,18% về giá trị; trong đó thị trường Trung Quốc giảm 37% về lượng và 21% về giá trị; thị trường Indonesia giảm 35,8% về lượng nhưng tăng 2,4% về giá trị, Thái Lan tăng 3,5 lần về lượng và 2,2 lần về giá trị; Singapore giảm 48,6% về lượng nhưng chỉ giảm 1% về giá trị; UAE giảm 19,3% về lượng nhưng tăng 62,3% về giá trị.
Hiện có nguồn tin cho biết, Trung Quốc đang có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân trồng thanh long trên diện tích lớn tại các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Dự báo trong khoảng vài năm tới, lượng thanh long sản xuất tại Trung Quốc đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và sẽ hướng đến xuất khẩu. Ngoài Trung Quốc, Đài Loan và một số nước khác như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Hoa Kỳ cũng đã và đang phát triển thanh long.
Có thể bạn quan tâm

Mục tiêu của việc thử nghiệm để xác định khả năng chịu mặn của từng giống lúa, từ đó đánh giá mức độ chịu mặn và khả năng thích nghi với từng vùng đất chuyển đổi lúa - tôm, nhằm khuyến cáo nông dân thực hiện trong các vụ mùa tới, góp phần đa dạng hóa cơ cấu giống lúa chịu mặn, thích nghi, có năng suất, thời gian sinh trưởng ngắn ngày, khắc phục tình trạng thiếu hụt giống, giá thành cao.

Việc ứng dụng mô hình nhà lưới vào sản xuất rau màu không chỉ cải thiện dân sinh, mà còn mở ra hướng đi mới cho nền nông nghiệp ở huyện đầu nguồn An Phú (An Giang). Thông qua việc tạo nên những sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, năng suất cao sẽ đóng góp quan trọng vào chuỗi cung ứng và quá trình xây dựng nông thôn mới.

Ở thời điểm này, hồ tiêu có giá hơn 190 nghìn đồng/kg. Cây tiêu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các loại cây trồng khác như cao su, cà phê, điều. Do lợi nhuận cao, nhiều hộ nông dân ở Bình Phước chặt bỏ điều, thậm chí cao su và đua nhau trồng tiêu, vừa tạo ra cơn sốt nọc tiêu, vừa có nguy cơ phá vỡ quy hoạch của ngành nông nghiệp.

Riêng cô Huỳnh Kim Đào quyết tâm tìm hiểu, dự hội thảo về khoa học kỹ thuật, tự tích lũy kinh nghiệm để tiếp tục theo đuổi cây nấm linh chi. Mặt khác, cô tự tìm đến các công ty sản xuất phôi để tìm phôi giống, đồng thời lo luôn đầu ra cho sản phẩm.

Với việc triển khai Đề án cơ giới hóa đã góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa (bình quân giảm 4,3 triệu đồng/ha so với thu hoạch thủ công). Tổng nguồn vốn mà người dân vay để mua máy gặt đập liên hợp là 34,227 tỉ đồng.