Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Dẫn Nước Mặn Vào Đồng Ruộng Để Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Nông Dân Dẫn Nước Mặn Vào Đồng Ruộng Để Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Ngày đăng: 04/06/2014

Một số nông dân ở ĐBSCL đã tìm cách nuôi tôm thẻ chân trắng - loài thuỷ sản chỉ thích hợp với môi trường nước lợ - tại những khu vực đồng ruộng nước ngọt, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng về môi trường sinh thái, theo Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN -PTNT).

Theo Tổng cục Thủy sản, vào những năm 1990, tại Thái Lan do tôm thẻ chân trắng được giá nên người dân tìm cách nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng nước ngọt. Hậu quả là gây "mặn hóa" vùng nuôi, đặc biệt là gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và về lâu dài ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác.

Hiện nay, ở ĐBSCL cũng xảy ra tình trạng tương tự, nông dân tự phát dẫn nước mặn để nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng nước ngọt do giá tôm thẻ chân trắng trong thời gian gần đây luôn cao hơn giá tôm sú trong khi chỉ cần nuôi khoảng 2 tháng là đã có thể thu hoạch được.

Cụ thể, vào trung tuần tháng 3, giá tôm thẻ chân trắng ở Sóc Trăng là 110.000 đồng/kg (loại 100 con), còn tôm sú cùng loại chỉ có 100.000 đồng/kg. Mức giá này duy trì suốt nhiều tháng trong năm 2013 lẫn những tháng đầu năm 2014 trước khi rớt giá vào đầu tháng 5. Hiện giá tôm thẻ chân trắng ở Sóc Trăng ở mức 80.000 đồng/kg (loại 100 con), còn tôm sú vẫn giữ mức 100.000 đồng/kg.

Một đợt khảo sát của Tổng cục Thủy sản tại các tỉnh ĐBSCL vừa qua cho thấy tôm thẻ chân trắng nuôi ở vùng nước ngọt có năng suất và chất lượng thấp hơn so với nuôi ở vùng nước lợ và việc nuôi trái tự nhiên này tạo ra nguy cơ dịch bệnh gia tăng trong bối cảnh dịch bệnh trên tôm bùng phát mạnh trong những năm qua như bệnh chết sớm trên tôm, bênh gan thận mủ.

Vì thế, Bộ NN – PTNT khẳng định bộ không có chủ trương cho nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt. Còn đối với những hộ dân đã nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt phải cam kết bảo vệ môi trường và sau khi thu hoạch không thả nuôi trở lại và không mở rộng diện tích nuôi mới.

Theo Bộ NN–PTNT, trong 5 tháng đầu năm 2014, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 2,83 tỉ đô la Mỹ, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2013. Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm gần 24% tổng giá trị xuất khẩu.

Năm 2013, lần đầu tiên xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt 1,68 tỉ đô la Mỹ, tăng 113% so với năm 2012, trong khi, tôm sú chỉ có 1,33 tỉ đô la Mỹ, tăng 6,26% so với năm 2012.


Có thể bạn quan tâm

Thương lái Trung Quốc dạy cách tận diệt giun đất Thương lái Trung Quốc dạy cách tận diệt giun đất

Vụ việc diễn ra ở H.Hướng Hóa (Quảng Trị), với cách mà thương lái Trung Quốc hướng dẫn người dân địa phương bắt giun để bán lại là đổ hóa chất, kích điện...

19/09/2015
Nuôi thử nghiệm cá lăng chấm Nuôi thử nghiệm cá lăng chấm

Nhằm thay thế giống cá truyền thống cho hiệu quả kinh tế thấp, Phòng NN-PTNT huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã xây dựng mô hình nuôi cá lăng chấm thương phẩm

19/09/2015
7 bài học của Ngã Bảy 7 bài học của Ngã Bảy

Dự kiến trong tháng 9 này, TX Ngã Bảy sẽ là đơn vị "huyện NTM" đầu tiên của tỉnh Hậu Giang.

19/09/2015
Giảm nghèo bền vững Giảm nghèo bền vững

Những năm qua, cùng với nỗ lực tái cơ cấu SXNN, nông thôn của các ngành, các cấp, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, nhiều nông dân đã biết phát huy thế mạnh, tiềm năng của mình để vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững.

19/09/2015
Vai trò vốn tín dụng Vai trò vốn tín dụng

Đồng Nai là tỉnh đi đầu về xây dựng NTM trên cả nước. Trong chương trình xây dựng NTM ở nhiều địa phương của tỉnh này, có phần đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn tín dụng.

19/09/2015