Xuất Khẩu Thanh Long Chính Ngạch Đạt 5,2 Triệu USD Trong 4 Tháng Đầu Năm Ở Bình Thuận

Theo tin từ Sở Công Thương, trong 4 tháng đầu năm 2013, thanh long Bình Thuận xuất khẩu chính ngạch đạt 7.451 tấn, trị giá 5,27 triệu USD. Thanh long đã xuất vào 8 thị trường, chủ yếu là châu Á, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường chính với kim ngạch đạt 2,64 triệu USD, chiếm tỷ trọng 53,6%, kế tiếp là Indonesia 1,33 triệu USD, Thái Lan 0,42 triệu USD.
Đơn giá xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2013 đạt 707,41 USD/tấn, tăng 26% so cùng kỳ 2012 (561,28 USD/tấn), riêng đơn giá xuất khẩu vào Thái Lan giảm (chỉ bằng 61,19% so cùng kỳ năm 2012). So cùng kỳ 2012, thanh long xuất khẩu chính ngạch giảm 31,13% về số lượng và 13,18% về giá trị; trong đó thị trường Trung Quốc giảm 37% về lượng và 21% về giá trị; thị trường Indonesia giảm 35,8% về lượng nhưng tăng 2,4% về giá trị, Thái Lan tăng 3,5 lần về lượng và 2,2 lần về giá trị; Singapore giảm 48,6% về lượng nhưng chỉ giảm 1% về giá trị; UAE giảm 19,3% về lượng nhưng tăng 62,3% về giá trị.
Hiện có nguồn tin cho biết, Trung Quốc đang có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân trồng thanh long trên diện tích lớn tại các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Dự báo trong khoảng vài năm tới, lượng thanh long sản xuất tại Trung Quốc đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và sẽ hướng đến xuất khẩu. Ngoài Trung Quốc, Đài Loan và một số nước khác như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Hoa Kỳ cũng đã và đang phát triển thanh long.
Related news

Tham gia mô hình, có 140 con cừu được triển khai cho 10 hộ nuôi. Theo đó, mỗi hộ được vay 30 triệu đồng để đầu tư mua con giống và làm chuồng trại. Trong quá trình nuôi, Hội Nông dân tỉnh phối hợp cơ quan chức năng tổ chức tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật chọn giống, xây dựng chuồng trại, phòng chống dịch bệnh và cử cán bộ thường xuyên xuống từng hộ theo dõi trong quá trình nuôi.

Hiện nay, tổng đàn hươu của Hương Sơn trên 31.000 con, trong đó khoảng 15.000 con hươu đực đang vào thời kỳ cho lộc nhung tốt, tập trung chủ yếu ở các xã Sơn Châu, Sơn Lâm, Sơn Quang, Sơn Bằng, Sơn Trung, Sơn Ninh, Sơn Giang, Sơn Tây, Sơn Lệ, Sơn Hồng…

Là nơi hình thành Liên minh sản xuất giống dê lai Bachboer đầu tiên trong tỉnh, những năm qua Phước Hậu phát triển thêm các mô hình chăn nuôi trang trại gia đình, được định danh là gia trại. Theo mô hình này, những người nông dân địa phương đã tận dụng lá nho, lá táo tại vườn nhà để làm thức ăn nuôi dê rất hiệu quả.

Cách đây khoảng 15 năm, ông Trần Giáp Thìn ở ấp Miễu, xã Phước Tân, TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã thoát nghèo nhờ nghề nuôi dê. Từ 5 con dê giống, chẳng mấy chốc gia đình ông Thìn đã có đàn dê 200 con. Thấy ông Thìn khá lên nhờ dê, nhiều nông dân nghèo trong tỉnh tìm đến ông học tập và mua giống về nhân đàn. Ngày nay, khi đồng cỏ tại ấp Miễu bị thu hẹp, không còn nơi chăn thả, ông Thìn chuyển sang buôn dê, thu nhập bạc tỷ.

Tuy chỉ mới hình thành, nhưng Hợp tác xã (HTX) Nuôi trồng và Kinh doanh nấm Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã thí nghiệm thành công công nghệ bột sinh khối và đông trùng hạ thảo. Đây là hai công nghệ mới mà từ trước đến nay rất ít người làm được. Thành công này có từ “tiền mua kinh nghiệm” của Chủ nhiệm HTX Nguyễn Duy Hưng.