Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Chuối Ngự

Thoát Nghèo Nhờ Chuối Ngự
Ngày đăng: 03/06/2014

Xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành) được xem là “thủ phủ” của cây chuối ngự. Vài năm gần đây, cây chuối ngự được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” của người dân ở địa phương.

Trong ký ức của người dân, Hành Tín Đông là một trong những vùng đất nghèo khó bởi những tàn phá khốc liệt của chiến tranh cùng điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Giờ đây, vùng đất này đã thật sự thay da đổi thịt. Trong những thành quả đó, cây chuối ngự có sự góp sức quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người dân.

Cách đây dăm bảy năm, tình cờ, ông Nguyễn Thanh Sương, một lão nông ở thôn Nguyên Hòa đưa giống chuối ngự này về trồng thử. Chính sự tình cờ này lại là cơ duyên cho giống chuối ngự bén duyên ở vùng đất này.

Chuối ngự 

Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Châu, một nông dân trồng nhiều chuối ngự ở thôn Nguyên Hòa phấn khởi cho hay: “Chuối ngự thường trổ buồng 6-7 nải, với giá bán tại vườn là 20.000 đồng/nải thì mỗi buồng cũng được 120.000-140.000 đồng. Gia đình tôi trồng hơn 1 sào, một tháng chặt bán 2 lần vào ngày rằm và mùng 1, thu về từ 2 đến 3 triệu đồng, một năm kiếm trên 20 triệu đồng”.

Theo lão nông Nguyễn Tấn Phượng, chuối ngự có ba cái nhất: Giá bán cao nhất, thời gian sinh trưởng ngắn nhất và đẻ con cũng nhanh nhất. Nếu như chuối lùn, từ lúc trổ buồng đến thu hoạch từ 90-100 ngày thì chuối ngự chỉ mất 45 -50 ngày nên thời gian gối đầu rất nhanh. Bởi vậy, mà ông Phượng ví von: “Trồng vài sào chuối ngự là xóa đói, giảm nghèo nhanh thôi”.

Loại cây trồng này rất ưa đất phù sa ven sông, giàu chất dinh dưỡng, có đủ độ ẩm, đất thịt có pha sét, dễ thoát nước. Những điều kiện cần và đủ để chuối ngự phát triển thì vùng đất này có thừa.

Chuối ngự là loài quả có giá cao nhất trong các loại chuối. Song, giống chuối này có một nhược điểm là thân cao và giòn nên gặp gió lớn dễ bị gãy. Ðể ngăn ngừa gãy đổ, khi cây trổ buồng, bà con thường rong bớt lá và dùng tre buộc hình chữ x để chống những cây chuối cao, mang buồng chuối lớn.

Thông thường, người trồng chuối cũng cắt bỏ hoa đực chỉ để lại 7 nải/buồng tối đa. Khi chuối trổ buồng, người trồng chuối cẩn thận lấy những tấm áo cũ trùm lên buồng để tránh cho khỏi sương sa nắng gắt.

Khi chuối trổ buồng được 45 ngày, da quả chuối có hiện tượng lấm tấm, ngay lập tức, người trồng chuối hạ xuống bán cho thương lái để ủ, nếu để quá trên cây sẽ bị nứt vỏ. Chuối ngự quả nhỏ, vỏ mỏng, nuột nà, chuối chín ruột vàng ươm, ăn vào ngọt dịu, thơm nức mũi.

Với đặc tính nổi trội của mình, dù chưa đến kỳ thu hoạch, nhưng rất nhiều thương lái đã đến các vườn chuối để đặt tiền cọc, bao tiêu sản phẩm. Đây là loại được người tiêu dùng rất ưa chuộng và bán chạy nhất.

Thấy hiệu quả, người người, nhà nhà trồng chuối. Chuối được trồng khắp ruộng vườn, đồi. Vườn chuối nọ nối tiếp vườn chuối kia. Không chỉ thu lời từ chuối ăn mà chuối con cũng mang về thu nhập đáng kể cho bà con nông dân. Một cây con giống được bán với giá 5.000 đồng. Nhờ nó mà kinh tế của người dân khá dần, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên khấm khá như hộ anh Ngô Ðương, Lê Xuân Hòa…

Bởi thế về Hành Tín Đông hôm nay, bên những ruộng bắp, ruộng khoai, màu xanh mượt còn có những vườn chuối ngự sai quả. Những con đường bê tông, ngôi nhà khang trang ẩn hiện trong các vườn chuối ngự trĩu nặng. Năng suất, sản lượng ngày càng cao nên bà con mạnh dạn mở rộng diện tích. Có thể nói, Hành Tín Đông là nơi trồng chuối ngự nhiều nhất tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Sen Gương, Làm Giàu Trên Vùng Đất Bưng Biền Trồng Sen Gương, Làm Giàu Trên Vùng Đất Bưng Biền

Những hộ dân của ấp Tân Hòa A (xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) là một vùng đất bưng biền, hoang hóa đã không đầu hàng số phận, tìm được cách làm giàu trên mảnh đất cằn cỗi của mình bằng mô hình: Trồng sen gương (sen lấy hạt non), kết hợp nuôi cá

01/07/2012
Khá Lên Từ Mô Hình Nuôi Cá Tai Tượng Ở Tiền Giang Khá Lên Từ Mô Hình Nuôi Cá Tai Tượng Ở Tiền Giang

Ông bà ta thường có câu "muốn giàu thì nuôi cá" quả thật không sai. Chúng tôi tìm đến nhà chú Nguyễn Văn Dừa sau đoạn đường khoảng 4 km cách UBND xã Tân Lập I, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

09/09/2012
Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Vèo Ở Tiền Giang Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Vèo Ở Tiền Giang

Vài năm gần đây anh Nguyễn Văn Tuấn ở ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông (huyện Cai Lậy) đã thành công với mô hình nuôi cá lóc trong vèo, góp phần nâng cao mức sống gia đình.

10/07/2012
Lúa Lai - Tôm Sú: Mô Hình Canh Tác Hiệu Quả Tại ĐBSCL Lúa Lai - Tôm Sú: Mô Hình Canh Tác Hiệu Quả Tại ĐBSCL

Lúa lai B-TE1 của Cty Bayer Việt Nam đã chứng minh được ưu thế của mình và đã được đại đa số nông dân vùng ĐBSCL chấp nhận vì những đặc tính vượt trội như cho năng suất cao hơn lúa thường khoảng 20 – 50%, chất lượng gạo ngon, chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt kháng được đạo ôn- một bệnh nguy hiểm trong vụ đông xuân… Tuy nhiên giống có thời gian sinh trưởng hơi dài, khoảng 100 – 107 ngày trong điều kiện lúa sạ nên bà con phải bố trí đồng loạt trong cơ cấu 2 vụ lúa/năm.

12/07/2012
Nỗi Lo Cúm Gia Cầm Lan Rộng Nỗi Lo Cúm Gia Cầm Lan Rộng

Trang trại nuôi vịt của ông Nguyễn Ngọc Xuân nằm biệt lập giữa đồng, cách xa địa điểm các trang trại nuôi vịt khác khoảng 1km. Qua tiếp xúc, ông cho hay: đàn vịt ông mua giống từ một chủ giống tại chợ Hồ Xá (Vĩnh Linh- Quảng Trị) về chăn thả, đến nay đã được 50 ngày tuổi. Trung bình trọng lượng mỗi con đạt từ 1,5-1,7kg. Khoảng trước ngày 10/1, đàn vịt bắt đầu đổ bệnh và chết. Tại thời điểm này, do thời tiết lạnh và bà con nông dân vào kỳ gieo lúa nên ông cứ nghĩ là đàn vịt bị chết do ảnh hưởng thuốc trừ cỏ bà con phun khi gieo lúa.

12/07/2012