Xuất khẩu rơm sang Nhật làm thức ăn gia súc
Đại diện J-BIX cho biết, Nhật Bản đang rất cần nguồn thức ăn tốt, sạch phục vụ ngành chăn nuôi, nhất là cho đàn bò hơn 4 triệu con.
Chỉ riêng nhu cầu nhập khẩu rơm khoảng 220.000 tấn/năm (qua chế biến).
“Với dự án này, J-BIX sẽ cung cấp nguồn vốn, máy móc thiết bị cho Việt Nam, đồng thời đưa người sang Nông trường Sông Hậu hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo công nhân”, ông Aoyama, Phó Chủ tịch J-BIX, cho biết.
Theo ông Nguyễn Thanh Phú, Giám đốc Nông trường Sông Hậu, nếu được hỗ trợ máy móc thiết bị, tập huấn cho người lao động, Nông trường Sông Hậu đủ khả năng tổ chức sản xuất, cung ứng vượt 250.000 tấn rơm thành phẩm/năm cho đối tác.
Dự kiến đầu năm tới sẽ có lô hàng đầu tiên xuất sang Nhật Bản.
Nông dân ĐBSCL có lợi lớn hơn qua việc tận dụng nguồn nguyên liệu này, hạn chế tình trạng đốt bỏ, gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, phía J-BIX còn xúc tiến dự án hợp tác chăn nuôi bò tại Nông trường Sông Hậu theo mô hình khép kín.
Dự án chú trọng đến mô hình trồng hạt ngũ cốc và cỏ để cung cấp thức ăn cho bò trong nông trại.
Hiện J-BIX đang xây dựng kế hoạch trình Chính phủ Nhật xem xét và tài trợ vốn ODA cho dự án này.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều doanh nghiệp cho biết đã sẵn sàng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi nhưng hiện còn khá nhiều vướng mắc.
Nếu vẫn giữ tư duy sản xuất theo số lượng mà không coi trọng chất lượng, nông sản của VN sẽ không thể tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do
Xuất khẩu tôm sang Mỹ tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm ngoái do áp lực cạnh tranh về giá và nguồn cung từ các nước như Ấn Độ, Indonesia.
Ngày 24/9, ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết VFA vừa công bố mức giá sàn xuất khẩu gạo điều chỉnh mới.
Theo dự báo của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), năm 2015 xuất khẩu (XK) điều có thể đạt hơn 300.000 tấn với trị giá 2,25 tỷ USD vượt xa con số 2 tỷ USD của năm 2014.