Vườn cam bạc tỷ

Thương nhân từ các tỉnh: Bắc Ninh, Thái Nguyên, TP Hà Nội đến thu mua tại vườn với giá bình quân khoảng 30 nghìn đồng/kg cam Vinh, 50 nghìn đồng/kg cam Đường Canh; trừ chi phí ông thu lãi gần 1 tỷ đồng.
Vườn cam của gia đình ông Nguyễn Ngọc Dung.
Theo ước tính, năm nay năng suất cam của gia đình ông tương đương năm ngoái. Để có được thành công như vậy, ông Dung đã học hỏi qua tài liệu kỹ thuật và tham khảo mô hình ở các tỉnh như: Hải Dương, Hưng Yên.
Ban đầu, với hơn 1 ha đất đồi, ông Dung trồng thử nghiệm 1 nghìn cây cam Đường Canh và cam Vinh.
Do tích cực học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, sau 3 năm, vườn cam của ông cho thu hoạch những quả ngọt đầu tiên; năng suất gần 8 tấn, thu về hơn 200 triệu đồng.
Kết quả đó đã tạo tiền đề giúp ông đầu tư mở rộng mô hình, đến nay vườn cam có gần 2 nghìn cây.
Nói về kỹ thuật, ông Dung chia sẻ:
“Sau khi thu hoạch quả, tôi dọn vệ sinh vườn bãi để cây dễ quang hợp, bón phân hữu cơ đã ủ mục và phân vi sinh giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Đồng thời cắt tỉa những cành khô, cành bị sâu bệnh, cành tăm để cây thoáng, tập trung dinh dưỡng nuôi cành khỏe.
Xới gốc, bón phân theo từng giai đoạn phát triển của cây góp phần tạo đà cho cây ra hoa, đậu quả với tỷ lệ cao".
Bằng cách chăm sóc trên, vườn cam của gia đình ông Dung luôn sai trĩu quả, mẫu mã đẹp và chiếm được cảm tình của khách hàng.
Được biết, thời điểm này đã có một số tư thương đến tận nhà đặt hàng để thu hái vào dịp Tết Nguyên đán.
Theo ông Nguyễn Văn Trường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Thế, hiện nay mô hình trồng cam của gia đình ông Dung là một trong những mô hình điểm của huyện về chuyển đổi cây trồng.
Có thể bạn quan tâm

Với mục tiêu hạn chế ô nhiễm do chất thải từ chăn nuôi những năm qua, Quảng Ngãi đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ ứng dụng công nghệ sinh học vào chăn nuôi nhằm giúp người dân vừa tăng gia sản xuất, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.

Từ hiệu quả mô hình trồng mè trên đất trồng lúa kém hiệu quả ở thôn Tăng Lợi, xã Canh Vinh, ngày 9.10, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh đã phối hợp với Trạm KN huyện Vân Canh tổ chức Hội thảo nhân rộng mô hình thâm canh cây mè trên chân đất lúa chuyển đổi.

UBND tỉnh đã có văn bản trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét, thống nhất cho sử dụng gần 2,5 tỉ đồng từ nguồn dự phòng chi ngân sách tỉnh để hỗ trợ kinh phí mua giống cây trồng cạn thực hiện chuyển đổi sản xuất trên đất lúa do hạn hán vụ Hè Thu năm 2015.

Là địa phương thuần nông, những năm qua Hội Nông dân (HND) xã Nhơn An (thị xã An Nhơn) đã vận động hội viên (HV) chuyển đổi mùa vụ, cây trồng, từ 3 vụ lúa/năm sang sản xuất 2 vụ/năm, tập trung phát triển nghề trồng mai cảnh, làm kinh tế VAC.

Theo Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Hoài Ân, sau 5 năm thực hiện (2011-2015), huyện Hoài Ân đã huy động nguồn kinh phí trên 240 tỉ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn.