Bến Tre đưa vào hoạt động một nhà máy chế biến dừa hiện đại

Nhà máy được khởi công xây dựng từ năm 2014 trên khu đất rộng 7,5 ha với tổng vốn đầu tư hơn 20 triệu USD.
Giai đoạn một nhà máy có công suất chế biến 37 triệu lít/năm, giải quyết việc làm cho hơn 300 lao động tại địa phương.
Nhà máy có thiết bị và công nghệ hiện đại, tiên tiến của châu Âu với quy trình sản xuất hoàn toàn tự động, khép kín, được kiểm soát chặt chẽ; sản phẩm được đóng trong hộp giấy thân thiện với môi trường.
Đây cũng là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ tiệt trùng UHT trực tiếp, nhờ đó sẽ giữ được mùi vị sản phẩm tốt hơn, giống với mùi tự nhiên, mà không cần phải thêm bất kỳ chất bảo quản nào khác.
Nhà máy sẽ mang lại giá trị tăng cao cho cây dừa, góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị các sản phẩm từ dừa ở Bến Tre.
Dự kiến, 90% sản lượng nước dừa của nhà máy sẽ được xuất khẩu sang các thị trường Bắc Mỹ, châu Âu, một số nước khu vực châu Á và Bắc Phi…
Được biết, tính đến tháng 10-2015, Betrimex đã ký hợp đồng thu mua dừa của 2.454 hộ dân trồng dừa với diện tích lên đến 2.184 ha.
Đặc biệt, nông dân được hỗ trợ thu mua cao hơn giá thị trường khi giá dừa xuống thấp.
Betrimex cũng tiếp tục hướng đến các giải pháp cụ thể để góp phần tiết giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát huy tối ưu giá trị của cây dừa thông qua các mô hình liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ dừa trái; đồng hành cùng địa phương trong “Hành trình dừa xanh”, xây dựng vườn dừa Organic, công tác an sinh xã hội…
Có thể bạn quan tâm

Sau khi giá củ mì tươi tăng cao đến 2.600 đồng/kg ở thời điểm mới bước vào vụ thu hoạch, hiện giá mì tươi bán tại rẫy tụt dốc nhanh chóng khiến cho cả thương lái và nông dân hết sức lao đao.

Khoảng 1 tháng qua, giá lúa gạo nguyên liệu tại ĐBSCL ở mức cao, nhưng thời điểm giá này, nông dân không còn lúa để bán và đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch lúa đông xuân 2013-2014. Nông dân không đủ điều kiện tạm trữ để chờ giá nên luôn chịu thiệt thòi, hầu hết nông dân phải bán lúa tươi tại ruộng ngay khi thu hoạch.

Mặc dù một thời gian dài vào giữa năm 2013, thịt lợn hơi giảm giá mạnh làm cho người chăn nuôi không lãi nhiều nhưng vẫn cầm chừng đàn và với sự tính toán, nắm bắt nhu cầu thị trường, từ tháng 9/2013, nông dân tăng đàn để đảm bảo lượng thịt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong Tết Nguyên đán. Đúng vào thời điểm này, giá thịt lợn tăng trở lại tạo điều kiện để người chăn nuôi nâng cao thu nhập.

Xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là vùng đồng bằng ven biển có diện tích tự nhiên khá lớn nhưng 3/4 diện tích là đất cát bạc màu, hàng năm phải đối mặt với hạn hán, đất nghèo sinh dưỡng, cát lấp và cát bay.

Cụ thể, đối với vùng thấp thì đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, đưa các giống lúa ngắn ngày, chất lượng vào gieo cấy; đối với vùng trũng cấy lúa kém hiệu quả thì chuyển sang đào ao nuôi trồng thuỷ hải sản; còn vùng đồi núi thấp thì trồng cây ăn quả.