Xuất khẩu rơm sang Nhật làm thức ăn gia súc
Đại diện J-BIX cho biết, Nhật Bản đang rất cần nguồn thức ăn tốt, sạch phục vụ ngành chăn nuôi, nhất là cho đàn bò hơn 4 triệu con.
Chỉ riêng nhu cầu nhập khẩu rơm khoảng 220.000 tấn/năm (qua chế biến).
“Với dự án này, J-BIX sẽ cung cấp nguồn vốn, máy móc thiết bị cho Việt Nam, đồng thời đưa người sang Nông trường Sông Hậu hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo công nhân”, ông Aoyama, Phó Chủ tịch J-BIX, cho biết.
Theo ông Nguyễn Thanh Phú, Giám đốc Nông trường Sông Hậu, nếu được hỗ trợ máy móc thiết bị, tập huấn cho người lao động, Nông trường Sông Hậu đủ khả năng tổ chức sản xuất, cung ứng vượt 250.000 tấn rơm thành phẩm/năm cho đối tác.
Dự kiến đầu năm tới sẽ có lô hàng đầu tiên xuất sang Nhật Bản.
Nông dân ĐBSCL có lợi lớn hơn qua việc tận dụng nguồn nguyên liệu này, hạn chế tình trạng đốt bỏ, gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, phía J-BIX còn xúc tiến dự án hợp tác chăn nuôi bò tại Nông trường Sông Hậu theo mô hình khép kín.
Dự án chú trọng đến mô hình trồng hạt ngũ cốc và cỏ để cung cấp thức ăn cho bò trong nông trại.
Hiện J-BIX đang xây dựng kế hoạch trình Chính phủ Nhật xem xét và tài trợ vốn ODA cho dự án này.
Related news
Hiện nay, mô hình trồng xen ổi trong vườn cây có múi do Trung tâm khuyến nông tỉnh Sóc Trăng chuyển giao cho nông dân bước đầu mang lại hiệu quả về việc phòng bệnh vàng lá Greening và đã được bà con công nhận. Trong thời gian chờ cây trồng chính cho thu hoạch thì mô hình này đã giúp nông dân lấy ngắn nuôi dài khi trồng xen các loại rau màu khác.
UBND thành phố Hải Phòng vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương liên quan về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh ở tôm nuôi trên địa bàn tình phố.
Để khai thác tối đa hiệu quả kinh tế và bảo tồn, phát triển nguồn gen giống quýt vàng bản địa, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vân Hồ (Sơn La) đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm tiến hành “Xây dựng mô hình thâm canh, trồng mới và bình tuyển quýt” tại xã Chiềng Yên; thực hiện các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất những vườn quýt hiện có, góp phần giảm nghèo bền vững, tăng thu nhập cho người trồng quýt.
Sau thành công từ mô hình nuôi gà sao, gà nòi, gà đồi Bắc Giang, gà Hơmông của một số nông dân trong tỉnh, thì nuôi gà giống Bình Định đang là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cho một số hộ dân ở xã Thanh Lương (TX. Bình Long, Bình Phước).
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện địa lý, những năm gần đây, thương hiệu rau an toàn bản Ta Niết, xã Chiềng Hắc (Mộc Châu - Sơn La) đã hình thành và cung cấp ổn định cho thị trường trong tỉnh cùng một số siêu thị lớn tại Hà Nội, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.