Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hệ thống tưới nhỏ giọt giải pháp tưới tiết kiệm nước

Hệ thống tưới nhỏ giọt giải pháp tưới tiết kiệm nước
Ngày đăng: 22/11/2015

Vụ xuân hè vừa qua, diện tích trồng màu ở thành phố Sóc Trăng chỉ khoảng 57 ha, giảm trên 50% diện tích so với các vụ khác trong năm.

Do mùa khô nước bị nhiễm mặn, lại thiếu nguồn nước tưới nên nhiều hộ phải bỏ đất trống.

Đối với hộ ông Nguyễn Văn Đức ở khóm 6, phường 4, trồng được hơn 500m2 Bắp cải nhờ có nguồn nước trữ trong ao, nhưng ông cũng rất lo vì nguồn nước này đang dần cạn kiệt.

Đó không chỉ là nỗi lo của hộ ông Đức mà còn là nỗi lo của nhiều hộ trồng màu ở thành phố Sóc Trăng.

Vừa qua, Phòng Kinh tế thành phố và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học & Công nghệ tỉnh đã tiến hành lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tại diện tích trồng màu của hộ ông Đức.

Theo đó, máy bơm sử dụng nguồn nước trực tiếp từ ao chứa, hệ thống dây nhỏ giọt được bố trí sao cho lượng nước được tưới trực tiếp vừa đủ vào vùng rễ cây.

Phương pháp tưới này góp phần hạn chế xói mòn đất, giảm công lao động và tiết kiệm được từ 30 - 60% nước tưới so với cách tưới truyền thống.

Ông Đức phấn khởi cho biết: “Áp dụng mô hình này rất có lợi như tiết kiệm được nước tưới, ít tốn công lao động, trong quá trình vận hành cho máy tưới mình còn tranh thủ làm thêm những công việc khác”.

Với hơn 500 m2 trồng hơn 1.000 cây bắp cải trong nhà lưới kết hợp với hệ thống tưới nước nhỏ giọt, ông Đức còn trồng khoảng 30 cây bắp cải theo phương pháp truyền thống để đối chứng về khả năng sinh trưởng của cây trồng.

Qua so sánh, Bắp cải trong mô hình tưới nhỏ giọt phát triển đồng đều, sâu bệnh được kiểm soát tốt.

Ông Ong Tài Thuận- Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Trung tâm kết hợp với Phòng Kinh tế thành phố thí điểm mô hình tưới nhỏ giọt này và qua thực hiện được nông dân đánh giá cao, vì mô hình giúp tiết kiệm nước tưới, hạn chế được sâu bệnh, giúp cây phát triển tốt hơn”.

Cách tưới thủ công vừa tốn nước, vừa tốn công lao động.

Nông dân Sóc Trăng từng bước ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.

Với hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ giúp nông dân tiết kiệm nước và chủ động hơn trước diễn biến thất thường của thời tiết hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Nâng cao năng suất chăn nuôi từ công nghệ mới Nâng cao năng suất chăn nuôi từ công nghệ mới

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, ngành chăn nuôi nên tập trung vào các biện pháp nâng cao năng suất đầu ra thông qua công nghệ mới, giảm chi phí sản xuất; tăng cường vai trò của thị trường để phân biệt chất lượng các sản phẩm đầu ra.

29/10/2015
Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi

Hội thảo “Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi” diễn ra tại TP HCM sáng 28/10.

29/10/2015
Trên 15 ha rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGap Trên 15 ha rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGap

Tỉnh Thanh Hóa đã rà soát, quy hoạch phát triển vùng rau an toàn (RAT), ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người trồng RAT, như: Hỗ trợ đất đai, chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết đấu mối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người dân,...

29/10/2015
Trồng rau trong mùa mưa vẫn thu hàng trăm triệu đồng/hécta Trồng rau trong mùa mưa vẫn thu hàng trăm triệu đồng/hécta

Tại xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), dù trong mùa mưa nhưng nông dân đã áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để trồng, chăm sóc nên năng suất rau giảm không đáng kể.

29/10/2015
Quản lý dịch hại tổng hợp ở Lâm Đồng Quản lý dịch hại tổng hợp ở Lâm Đồng

Triển khai các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đạt hiệu quả trên mỗi vụ sản xuất rau, nông dân Lâm Đồng đã giảm từ 8 - 15 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời tăng thêm giá trị lợi nhuận từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng/ha.

29/10/2015