Hợp tác đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

Mỗi năm, Công ty cung ứng ra thị trường từ 1 - 1,5 nghìn tấn thóc giống, 300 - 500 tấn giống rau các loại.
Để bảo đảm nguồn giống chất lượng, giữ uy tín, đơn vị không ngừng đầu tư trang thiết bị, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ kỹ thuật.
Nhờ vậy, gần 5 năm qua, Công ty đã chọn tạo thành công giống lúa mới là BG1, BG6.
Hai giống lúa này thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội so với một số giống lúa thuần cũ, được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống chính thức và bổ sung vào cơ cấu giống của khu vực Bắc Bộ.
Ông Đỗ Duy Đông, Phó Giám đốc Công ty cho biết: “Vấn đề đặt ra hiện nay là phải thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tìm ra bộ giống ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu sản xuất cũng như diễn biến bất thường của thời tiết thì mới phát triển bền vững được.
Do vậy, cùng với phát huy nội lực, Công ty chọn giải pháp hợp tác với doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất giống của nước ngoài để nhanh tìm ra bộ giống hiệu quả cao đưa đến cho nông dân”.
Vụ đông năm nay, lần đầu tiên Công ty hợp tác với Công ty TNHH Giống cây trồng Vạn Xuyên, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) khảo nghiệm một số giống mới.
Theo ông Đông, Công ty Vạn Xuyên có đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành về giống cây trồng nên đã tạo ra bộ giống khá đa dạng, năng suất, chất lượng cao mà trong nước chưa có được.
Với hình thức liên kết này, phía đối tác hỗ trợ một phần thiết bị, công nghệ xây dựng nhà lưới, đồng thời cử chuyên gia sang tận vùng thực nghiệm của Công ty để hướng dẫn kỹ thuật canh tác.
Gần 20 dòng giống như: Dưa vàng Quế Á, dưa chuột, một số loại mướp, bí xanh, cà tím, ớt của Vạn Xuyên được đưa vào khảo nghiệm.
Kết quả cho thấy, dòng dưa vàng Quế Á số 1, Quế Á số 4, các giống bí xanh sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao, phù hợp với đồng đất, khí hậu địa phương.
Điển hình là mướp vỏ cứng có vị ngọt mát, thơm ngon được các khách sạn, nhà hàng ưa chuộng.
Từ kết quả này, mô hình sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.
Công ty cũng đã tiếp thu và sẵn sàng chuyển giao công nghệ làm nhà lưới cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu bằng phương thức hiệu quả, giá thành rẻ.
Hiện tại, đơn vị đang làm thêm một số nhà lưới để sản xuất rau an toàn bằng những giống mới đã khảo nghiệm thành công để cung ứng cho thị trường và hệ thống siêu thị; xây dựng kế hoạch hợp tác với các viện nhân giống cây trồng trong nước để đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào đồng ruộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Chứng nhận có thời hạn 1 năm, với tổng kinh phí thực hiện để được công nhận là 180 triệu đồng do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh hỗ trợ.

Chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi ong của gia đình anh Đào Xuân Hải, đội I, bản Phú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên - một nông dân điển hình thoát nghèo nhờ nuôi ong.

Long Trị là xã có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất của huyện Long Mỹ (Hậu Giang), với 370ha vườn cây ăn trái, trong đó diện tích cây có múi là 250ha, riêng diện tích quít đường 199ha, tổng sản lượng cây có múi cung ứng cho thị trường gần 3.000 tấn trái/năm.

Thời gian gần đây, sản lượng cua nuôi giảm mạnh do người dân dành ao nuôi tôm sú. Giá cua cao nên người dân ven biển Bến Tre hồi sinh nghề rập cua.

Vào vụ cá Nam năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, các đàn cá nổi liên tục xuất hiện với trữ lượng rất lớn nên đã có 65% tàu cá ra khơi khai thác trên các ngư trường từ tỉnh Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu.