Xuất Khẩu, Nông Lâm Thuỷ Sản Tháng 9 Tăng 11,4% So Với Cùng Kỳ Năm Ngoái

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu, nông lâm thuỷ sản tháng 9 ước đạt 2,76 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 9 tháng đầu năm 2014 lên 22,66 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 10,95 tỷ USD, tăng 9,8%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 5,65 tỷ USD, tăng 21,6%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Đáng chú ý, một số mặt hàng như: cà phê và hạt tiêu, hạt điều, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục duy trì là ngành hàng có sự gia tăng cả về sản lượng cũng như giá trị; còn những mặt hàng chính như gạo, cao su, chè… lại có sự sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, tháng 9 năm 2014 xuất khẩu cà phê ước đạt 87 nghìn tấn với giá trị đạt 196 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm ước đạt 1,35 triệu tấn và 2,81 tỷ USD, tăng 31,9% về khối lượng và tăng 27,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định, khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 9 ước đạt 27 nghìn tấn với giá trị 175 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu điều 9 tháng đầu năm 2014 đạt 225 nghìn tấn với 1,46 tỷ USD, tăng 19,6% về khối lượng và tăng 21,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Mặt hàng tiêu cũng có sự tăng trưởng mạnh. Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 9 ước đạt 7 nghìn tấn, với giá trị đạt 68 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 9 tháng đầu năm lên 140 nghìn tấn với giá trị 1,06 tỷ USD, tăng 24,5% về khối lượng và tăng 41,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Đặc biệt, ngành thủy sản vẫn duy trì là ngành xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành với giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 9 ước đạt 619 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt 5,65 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2013. Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 22,8% tổng giá trị xuất khẩu. Tiếp theo là Nhật Bản với 14,58% thị phần.
Bên cạnh đó, nhiều ngành hàng lại có sự sụt giảm cả về giá trị và sản lượng xuất khẩu; sụt giảm mạnh nhất về giá trị là ngành hàng cao su. Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 9 đạt 133 nghìn tấn với giá trị 221 triệu USD, với ước tính này 9 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu cao su đạt 705 nghìn tấn với giá trị đạt 1,25 tỷ USD, giảm 2,4% về khối lượng và giảm 21,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Với Việt Nam, cơ hội mở cửa thị trường, đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu cao sẽ đến với nhóm hàng rau quả, thủy sản; mức độ trung bình đối với gạo, càphê, cao su, gỗ, điều; mức độ tác động tiêu cực cao sẽ đến với ngành chăn nuôi.

Sáng 6-11, Bộ NN&PTNT công bố nội dung hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong lĩnh vực nông nghiệp. Hàng loạt thách thức, cơ hội đã được chỉ ra.

Là hộ nghèo ít đất, nhưng gia đình anh Nguyễn Văn Phương, ngụ ấp 7, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, vươn lên thoát nghèo nhờ cây hẹ.

Từng là vật bỏ đi và gây ô nhiễm môi trường, nhưng hiện nay vỏ ốc bươu vàng đã được người dân ở xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ, tận dụng làm phân bón và bước đầu đem lại hiệu quả cao.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, mô hình hợp tác xã (HTX) đang trở thành đòn bẩy, là yêu cầu tất yếu cho nền sản xuất nông nghiệp. Do đó, thị xã Ngã Bảy đang đẩy mạnh phát triển hình thức này nhằm nâng cao giá trị nông sản tại địa phương.