Xuất Khẩu, Nông Lâm Thuỷ Sản Tháng 9 Tăng 11,4% So Với Cùng Kỳ Năm Ngoái
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu, nông lâm thuỷ sản tháng 9 ước đạt 2,76 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 9 tháng đầu năm 2014 lên 22,66 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 10,95 tỷ USD, tăng 9,8%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 5,65 tỷ USD, tăng 21,6%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Đáng chú ý, một số mặt hàng như: cà phê và hạt tiêu, hạt điều, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục duy trì là ngành hàng có sự gia tăng cả về sản lượng cũng như giá trị; còn những mặt hàng chính như gạo, cao su, chè… lại có sự sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, tháng 9 năm 2014 xuất khẩu cà phê ước đạt 87 nghìn tấn với giá trị đạt 196 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm ước đạt 1,35 triệu tấn và 2,81 tỷ USD, tăng 31,9% về khối lượng và tăng 27,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định, khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 9 ước đạt 27 nghìn tấn với giá trị 175 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu điều 9 tháng đầu năm 2014 đạt 225 nghìn tấn với 1,46 tỷ USD, tăng 19,6% về khối lượng và tăng 21,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Mặt hàng tiêu cũng có sự tăng trưởng mạnh. Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 9 ước đạt 7 nghìn tấn, với giá trị đạt 68 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 9 tháng đầu năm lên 140 nghìn tấn với giá trị 1,06 tỷ USD, tăng 24,5% về khối lượng và tăng 41,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Đặc biệt, ngành thủy sản vẫn duy trì là ngành xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành với giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 9 ước đạt 619 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt 5,65 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2013. Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 22,8% tổng giá trị xuất khẩu. Tiếp theo là Nhật Bản với 14,58% thị phần.
Bên cạnh đó, nhiều ngành hàng lại có sự sụt giảm cả về giá trị và sản lượng xuất khẩu; sụt giảm mạnh nhất về giá trị là ngành hàng cao su. Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 9 đạt 133 nghìn tấn với giá trị 221 triệu USD, với ước tính này 9 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu cao su đạt 705 nghìn tấn với giá trị đạt 1,25 tỷ USD, giảm 2,4% về khối lượng và giảm 21,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Related news
Thực hiện nuôi trồng, sản xuất thủy sản hướng VietGAP nhằm tạo ra sản phẩm sạch và có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường; tuy nhiên, để phát triển đại trà thì chưa thực sự dễ dàng.
Bên cạnh các yếu tố về môi trường, thời tiết ảnh hưởng đến tình hình thả nuôi thủy sản (tôm sú và thẻ chân trắng), thì vai trò giống thủy sản là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công trong mỗi vụ nuôi. Vì vậy việc đảm bảo con giống đạt chất lượng (qua kiểm dịch) đến tay người nuôi luôn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đặc biệt quan tâm.
Cô Tô (Quảng Ninh) được thiên nhiên ưu đãi với ngư trường đánh bắt thuận lợi, sản lượng hải sản khá dồi dào, trong đó có loài cá ruội. Sản phẩm cá ruội khô được chế biến trong điều kiện nguyên liệu tươi, với bàn tay khéo léo và lành nghề của người dân địa phương, trong điều kiện tự nhiên về nắng gió, không khí trong lành của biển đảo nên có hương vị đặc biệt.
Trong cơ cấu thị trường XK, Australia chỉ chiếm 2,4% nhưng XK sang thị trường này năm nay tăng rất nhanh. Theo thống kê của Hải quan, trong 5 tháng đầu năm, XK cua ghẹ từ Việt Nam sang Australia đạt 889 nghìn USD, tăng 185% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 5, XK cua ghẹ sang Australia tăng 236,5%.
Áp lực hội nhập quốc tế đang đến rất gần, nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp được ký kết khiến Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát rốt ráo chỉ đạo tìm giải pháp xốc lại ngành chăn nuôi - lĩnh vực được xem là có sức cạnh tranh kém nhất trong nông nghiệp.