Xuất khẩu cua ghẹ sang Nhật Bản tăng
Theo thống kê của ITC, trong 5 tháng đầu năm nay, Nhật Bản NK cua ghẹ từ 23 nước, đạt 12.912 tấn với giá trị hơn 172 triệu USD, giảm 23% về khối lượng và giảm 29% về giá trị. Giá cua ghẹ tại Nhật Bản trong 5 tháng đầu năm nay đạt mức trung bình 13,4 USD/kg, giảm so với mức 14,6 USD/kg của cùng kỳ năm 2014.
NK giảm phần lớn là do nguồn cung từ Nga, nước XK cua ghẹ hàng đầu sang Nhật Bản giảm mạnh 59%. Thỏa thuận chống đánh bắt thủy sản bất hợp pháp giữa Nga và Nhật Bản có hiệu lực từ 10/12/2014 là một nguyên nhân dẫn đến giảm XK cua từ Nga sang Nhật Bản. Ngoài ra, Nga ngừng NK thực phẩm từ phương Tây nên lượng cua khai thác tại Nga để phục vụ thị trường trong nước cũng tăng lên và lượng XK giảm đi.
NK cua ghẹ từ các nước ASEAN đạt 1.072 tấn với giá trị 17,86 triệu USD, tăng 2% về khối lượng nhưng giảm 5% về giá trị so với cùng kỳ. Việt Nam và Indonesia đều nằm trong top 10 nguồn cung cấp cua ghẹ lớn nhất của Nhật Bản. Giá trị NK từ Indonesia gấp đôi của Việt Nam, một phần là do giá của Indonesia cao hơn của Việt Nam. Giá cua ghẹ trung bình của Indonesia là 19 USD/kg còn của VIệt Nam là 14 USD/kg. Tuy nhiên, XK cua Việt Nam sang thị trường này đang tăng trưởng đều qua các tháng. Trong khi đó, NK từ Indonesia giảm.
Tiêu thụ thủy sản tại Nhật Bản đang chậm lại, trong khi đó, đồng yên mất giá so với đồng USD. Đây là lý do chính dẫn đến NK thủy sản của thị trường này giảm.
Có thể bạn quan tâm
Thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tiềm năng về phát triển kinh tế thuỷ sản của huyện rất phong phú và đa dạng, từ nuôi tôm quảng canh cải tiến tới nuôi tôm sinh thái, nuôi hàu lồng, nghêu, sò và các loài thuỷ sản khác dưới tán rừng… Đặc biệt, đây là nơi cung cấp nguồn tôm sú giống bố mẹ nhiều và tốt nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, mỗi năm hàng ngàn con.
Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến hết tháng 6/2015, cả nước có 2.250 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó tôm sú là 1.700 cơ sở và tôm chân trắng và 550 cơ sở (chưa kể các cơ sở ương dưỡng tôm giống). Sản lượng giống sản xuất ước đạt 62 tỷ con giống, đạt 47,7% kế hoạch năm (trong đó tôm chân trắng 45 tỷ, tôm sú 17 tỷ con).
Để giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, mở rộng ngư trường, nâng cao hiệu quả khai thác, bảo hiểm cho tàu thuyền và thuyền viên là vấn đề cần được quan tâm.
Bảo quản hải sản an toàn, không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm mà còn góp phần nâng cao hiệu quả nghề đánh bắt xa bờ.
Sự liên tục sụt giảm kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra vào thị trường EU trong nửa năm qua đã gióng lên hồi chuông báo động cho các DN thủy sản về công tác thị trường cũng như năng lực cạnh tranh.