Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau Quả VietGap Dễ Bán Hơn Ở Siêu Thị

Rau Quả VietGap Dễ Bán Hơn Ở Siêu Thị
Ngày đăng: 09/09/2013

Sáng ngày 4-9, tại TP Phan Rang – Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận cùng Tập đoàn Chen Jedang Corpration - Hàn Quốc (Tập đoàn CJ) tổ chức Lễ ký kết bản ghi nhớ “Phát triển vùng chuyên canh ớt gắn với xây dựng nhà máy chế biến ớt khô, đóng gói tại Ninh Thuận để xuất khẩu”.

Tập đoàn CJ và tỉnh Ninh Thuận cùng hợp tác để phát triển vùng chuyên canh trồng ớt với diện tích khoảng 500-600 ha trên các vùng đất cát tại các xã: An Hải, Phước Vinh, Phước Sơn, huyện Ninh Phước; xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải và khu vực tưới hồ Sông Biêu, huyện Thuận Nam…

Tập đoàn CJ sẽ cung cấp mười giống ớt cho năng suất cao được nhập từ Trung Quốc và Hàn Quốc về trồng tại Ninh Thuận, phụ trách chuyển giao công nghệ trồng trọt cho nông dân và cam kết thu mua 100% sản lượng ớt theo giá thỏa thuận với nông dân.

Tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo các sở, ngành có liên quan ký giao kết với nông dân tham gia dự án và hỗ trợ tưới tiêu, hệ thống thủy lội nội đồng tại vùng đã quy hoạch...

Giám đốc điều hành bộ phận thu mua Tập đoàn CJ tại Việt Nam Chung Won Young cho biết: “Qua khảo sát, với khí hậu nắng nóng, Ninh Thuận có thể trồng cây ớt 3 vụ/năm, cho nên rất thuận lợi để Tập đoàn phát triển vùng nguyên liệu ớt bền vững và mang lại thu nhập cao gấp nhiều lần so với việc trồng ớt thuần túy trước đây. Hiện nay, số lượng giống để trồng thử nghiệm đã được vận chuyển về Việt Nam”.

Theo cam kết, trong tháng 9-2013, tại các huyện Thuận Bắc, Ninh Hải, Thuận Nam và Ninh Phước sẽ xuống giống trồng thử nghiệm 1 ha để kiểm tra năng suất và chất lượng. Từ năm 2014-2024 sẽ tiến hành trồng đại trà trên diện rộng, nhằm bảo đảm tổng năng suất thu hoạch hàng năm là ba nghìn tấn ớt khô (khoảng 12 nghìn tấn ớt tươi) để xuất khẩu sang các nhà máy chế biến thực phẩm từ ớt của Tập đoàn CJ đặt tại Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước khác. Và tiến tới xây dựng nhà máy chế biến tại Ninh Thuận.

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Đức Thu, nông dân trong tỉnh đang trồng 562 ha giống ớt thuần túy, năng suất bình quân từ 20-30 tấn/ha/năm, với giá bán ra thị trường bình quân là 10 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư khoảng 50%, nông dân lãi 150 triệu đồng/ha/năm.

Nhưng, do chu kỳ cây ớt từ 6-8 tháng, cho nên nông dân thường chỉ trồng một vụ/năm, thời gian còn lại trồng xen kẻ cây tỏi, cây hành. Giống ớt mới cho năng suất cao là rất phù hợp với chủ trương chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao mà tỉnh đã đề ra.

Ngoài ra, hai bên cũng đã thỏa thuận sẽ tiếp tục mở rộng nhiều dự án khác để phát triển vùng nguyên liệu cũng như chế biến sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi…


Có thể bạn quan tâm

Giá ổi Đài Loan giảm nhiều Giá ổi Đài Loan giảm nhiều

Hiện nay, do thị trường khu vực TP.HCM và Hà Nội tiêu thụ chậm, đồng thời các vườn ổi Đài Loan trên địa bàn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ, nên thương lái trên địa bàn huyện thu mua ổi với giá 1.200 đồng/kg.

21/04/2015
Bát Xát (Lào Cai) trồng mới 200 ha cây chuối mô Bát Xát (Lào Cai) trồng mới 200 ha cây chuối mô

Năm 2015, huyện Bát Xát (Lào Cai) sẽ trồng mới 200 ha cây chuối mô, nâng tổng diện tích trồng chuối mô trên địa bàn huyện lên hơn 700 ha.

21/04/2015
Một loài sâu mới xuất hiện và gây hại trên trái dừa Một loài sâu mới xuất hiện và gây hại trên trái dừa

Vừa qua, ông Bùi Thế Sương, ở ấp Bình Đông 1, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam, đã phát hiện một loài sâu hại mới gây hại trên trái dừa, làm hư trái hàng loạt.

21/04/2015
Cây bưởi Diễn trên đất Phúc Khánh (Phú Thọ) Cây bưởi Diễn trên đất Phúc Khánh (Phú Thọ)

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã mạnh dạn triển khai thực hiện mô hình trồng bưởi Diễn cho hiệu quả kinh tế cao.

21/04/2015
Đã có giải pháp kiểm soát bệnh sâu đục trái trên cây bưởi Đã có giải pháp kiểm soát bệnh sâu đục trái trên cây bưởi

Trạm Bảo vệ thực vật Tân Thành (Bà Rịa Vũng Tàu) đã thực hiện mô hình “Phòng trừ sâu đục trái bưởi bằng biện pháp bao trái” tại HTX bưởi da xanh Sông Xoài. Khi sử dụng biện pháp bao trái 30 - 45 ngày sau đậu trái thì hạn chế được những đối tượng gây hại, đồng thời làm tăng số trái loại 1 và loại 2, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế.

21/04/2015