Ông Nguyễn Văn Siếu Thành Công Từ Nuôi Hào
Khi nuôi tôm gặp nhiều rủi ro, ông Nguyễn Văn Siếu (ấp 17, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình - Bạc Liêu) đã mạnh dạn nuôi thử con hào. Ngoài việc nuôi thủy sản trên 1,5ha, ông Siếu nuôi hào bè trên sông và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Giai đoạn đầu tiên, ông Siếu nuôi thử nghiệm hào ở 20 bè. Qua 1 vụ nuôi (từ 8 - 10 tháng), hào đạt từ 3 - 5 con/kg, 1 bè hào cho năng suất gần 1 tấn. Ông Siếu bán với giá từ 10.000 - 15.000 đồng/kg. Thành công từ những vụ hào, hiện nay, ông Siếu đã phát triển nuôi đến 170 bè hào.
Ông Siếu chia sẻ: “Tôi học hỏi phương pháp nuôi hào qua các phương tiện thông tin đại chúng (như báo, đài) và đến nhiều địa phương (như Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu…). Tôi thấy, con hào sống chủ yếu dựa vào nguồn sinh vật tảo có sẵn trong nước biển nên không phải tốn chi phí thức ăn. Điều kiện tự nhiên ở đây lại thích hợp cho hào phát triển. Hào sống phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, không cần phải sử dụng thuốc hóa học nên sẽ góp phần cung ứng cho thị trường một loài thủy sản sạch”.
Thành công từ nuôi hào, ông Siếu đi tìm đầu ra cho sản phẩm. Đầu tiên, ông đưa con hào tiếp cận thị trường trong tỉnh rồi dần mở rộng ra các tỉnh bạn. Hiện nay, con hào của ông Siếu đã có mặt ở thị trường nhiều tỉnh như: Sóc Trăng, Cà Mau, Bình Thuận… Mỗi ngày, ngoài bán cho thương lái địa phương, ông còn xuất hào ra ngoài tỉnh từ 300 - 1.000kg. Hào của ông Siếu cung ứng thị trường gần như quanh năm.
Hiện, ông đang mở rộng sản xuất thêm 40 bè nuôi. Làm chủ mô hình nuôi hào với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng, ông Siếu cho biết, trong tương lai, ông sẽ tự sản xuất giống và xây dựng thương hiệu cho con hào Bạc Liêu.
Từ mô hình nuôi hào của ông Siếu cho thấy, việc đa dạng hóa nuôi thủy sản là rất cần thiết. Qua đó, góp phần giúp nông dân phát triển kinh tế, phát huy tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Với vốn đầu tư 80.000 USD, hệ thống này có thể xử lý 40 tấn rau quả/ngày. “Sắp tới, công ty sẽ áp dụng phương pháp này để xuất khẩu xà lách Mỹ và tỏi tây sang Nhật” - ông Thành nói.
Cây mì là một trong những cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo của huyện Krông Pa trong những năm qua. Bởi đây là loại cây trồng tương đối phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu tương đối khắc nghiệt, nhất là phù hợp với trình độ canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Những ngày cuối tháng 7-2014, ông Chiêm Thành Long, giám đốc khu du lịch Bình Quới (Bình Thạnh, TP.HCM), cùng đầu bếp của mình tìm đến tận vườn rau của Hợp tác xã (HTX) Tân Tiến (P.12, Đà Lạt) tận mắt chứng kiến đơn vị này sản xuất rau.
Năm 2014 là năm đầu tiên tỉnh phân cấp quản lý dạy nghề nông thôn về cho địa phương, đây là điều kiện thuận lợi để địa phương chủ động trong việc quản lý, dạy nghề cho nông dân nhưng cũng là khó khăn cho địa phương vì chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện.
Có hai kiểu lồng nuôi phổ biến là lồng vuông bằng gỗ, sắt, quây lưới, thể tích 30 - 180 m 3 , được dùng nuôi ở vũng vịnh kín sóng gió; loại thứ hai là lồng nhựa chịu lực HDPE hình tròn (thể tích 300 m 3 trở lên), có thể nuôi được ở những vùng biển hở có sóng gió lớn. Cỡ mắt lưới dùng cho lồng nuôi tăng dần theo sự tăng trưởng của cá (a = 1,5 - 3 cm).