Con Dông Đang Khó Tiêu Thụ
Sau một thời gian phát triển mạnh ở Bình Thuận, thu hút nhiều hộ nông dân tham gia nuôi đến nay người nuôi dông đang đối mặt với khó khăn về đầu ra cho sản phẩm. Bài toán về thị trường tiêu thụ sản phẩm đang được nhiều người dân quan tâm.
Hiện nay lượng dông ở các chuồng nuôi khá lớn, nhưng người dân lại không bán được sản phẩm. Thực tế này là hệ quả của việc phát triển quá nhanh số hộ nuôi dông tự phát khiến cung vượt cầu. Tại huyện Bắc Bình, địa phương có số hộ nuôi dông lớn nhất tỉnh Bình Thuận, tình hình tiêu thụ dông đang gặp nhiều khó khăn, sức mua yếu dần, khiến nhiều hộ dân không bán được dông.
Anh Nguyễn Văn Dũng, một hộ nuôi dông ở xã Hòa Thắng (Bắc Bình) cho biết: Từ đầu năm đến nay, lượng dông bán ra ít hơn nhiều so với các năm trước. Nhu cầu về dông giống cũng không cao, khiến người nuôi dông gặp không ít khó khăn. Thị trường tiêu thụ con dông lớn nhất vẫn là TP.Hồ Chí Minh.
Vì vậy, khi sức tiêu thụ của thị trường này giảm đã ảnh hưởng rất lớn đến người nuôi dông. Một nguyên nhân khác khiến tình hình tiêu thụ con dông năm nay ít hơn mọi năm, là do một số tỉnh khác sau thời gian nuôi thử nghiệm con dông không thành công đã dừng việc nhập dông giống từ Bình Thuận.
Ông Đinh Văn Ngự, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bắc Bình cho biết: Các hộ nuôi dông hiện nay chưa chủ động được đầu ra cho sản phẩm mà phụ thuộc rất nhiều vào thương lái. Bên cạnh đó, người nuôi dông cũng chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường, dẫn đến tình trạng khi thị trường cần thì không có dông bán và ngược lại.
Con dông đã được đăng kí thương hiệu, nhưng với cách làm hiện nay, người dân vẫn “tự mình” tìm hướng phát triển. Thực tế đặt ra vấn đề: Cần đổi mới cách tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm con dông Bình Thuận ra thị trường, tránh phát triển nuôi tự phát. Các ngành chức năng cần phối hợp giúp người dân “giải bài toán” thị trường tiêu thụ con dông. Có như vậy con dông mới phát triển một cách bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Sở NN-PTNT, Sở KH-ĐT Phú Yên cùng Cty Invivo NSA Việt Nam đã tiến hành khảo sát vùng trồng bắp tại 2 huyện Phú Hòa, Sơn Hòa.
Thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP về hỗ trợ ngư dân đóng tàu xa khơi bám biển, Hà Tĩnh được phân bổ 29 tàu thuộc diện hưởng chính sách hỗ trợ.
Vùng biển phía Tây Nam gần đây lại nóng lên với những chuyến tàu ráo riết đổ về săn tìm tôm giống, tạo nên cơn sốt làm giàu của nhiều người.
Nhận thấy giá hạt ca-ri xuống thấp, không như 2 năm về trước, nên nông dân quyết định chặt bỏ loại cây này.
Nắng hạn cùng với việc chuyển đổi cây trồng không phù hợp của Cty TNHH Nông Công nghiệp Hà Trung khiến hàng chục hécta khoai môn của các hộ dân “chết lụi”, không cho thu hoạch.