Xuất khẩu cua ghẹ sang Nhật Bản tăng

Theo thống kê của ITC, trong 5 tháng đầu năm nay, Nhật Bản NK cua ghẹ từ 23 nước, đạt 12.912 tấn với giá trị hơn 172 triệu USD, giảm 23% về khối lượng và giảm 29% về giá trị. Giá cua ghẹ tại Nhật Bản trong 5 tháng đầu năm nay đạt mức trung bình 13,4 USD/kg, giảm so với mức 14,6 USD/kg của cùng kỳ năm 2014.
NK giảm phần lớn là do nguồn cung từ Nga, nước XK cua ghẹ hàng đầu sang Nhật Bản giảm mạnh 59%. Thỏa thuận chống đánh bắt thủy sản bất hợp pháp giữa Nga và Nhật Bản có hiệu lực từ 10/12/2014 là một nguyên nhân dẫn đến giảm XK cua từ Nga sang Nhật Bản. Ngoài ra, Nga ngừng NK thực phẩm từ phương Tây nên lượng cua khai thác tại Nga để phục vụ thị trường trong nước cũng tăng lên và lượng XK giảm đi.
NK cua ghẹ từ các nước ASEAN đạt 1.072 tấn với giá trị 17,86 triệu USD, tăng 2% về khối lượng nhưng giảm 5% về giá trị so với cùng kỳ. Việt Nam và Indonesia đều nằm trong top 10 nguồn cung cấp cua ghẹ lớn nhất của Nhật Bản. Giá trị NK từ Indonesia gấp đôi của Việt Nam, một phần là do giá của Indonesia cao hơn của Việt Nam. Giá cua ghẹ trung bình của Indonesia là 19 USD/kg còn của VIệt Nam là 14 USD/kg. Tuy nhiên, XK cua Việt Nam sang thị trường này đang tăng trưởng đều qua các tháng. Trong khi đó, NK từ Indonesia giảm.
Tiêu thụ thủy sản tại Nhật Bản đang chậm lại, trong khi đó, đồng yên mất giá so với đồng USD. Đây là lý do chính dẫn đến NK thủy sản của thị trường này giảm.
Related news

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản thông qua các mô hình, dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Mô hình nuôi cá giống mới, chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống thủy sản;

Chúng tôi đến thăm cơ ngơi khang trang của lão nông Lê Văn Phấn tại ấp 3, xã Trừ Văn Thố (Bàu Bàng). Ít ai biết, ông từng là một ông chủ cơ sở mía đường đang ăn nên làm ra tại Long An rồi về Bình Dương mua đất trồng cây ăn trái từ năm 1999. Sau nhiều phen trồng thử nghiệm các loại cây ăn trái khác nhau, cây quýt đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Hiện tại, Tổ hợp tác trồng cây có múi của xã đã phát triển khá nhanh, từ 7 thành viên ban đầu với diện tích 7 ha vào năm 2012 nay đã phát triển lên gấp về diện tích. Chủ tịch Hội Nông dân xã, kiêm Chủ nhiệm Tổ hợp tác trồng cây có múi Nguyễn Văn Minh cho biết, thu nhập cao nhất của hội viên trồng cam sành lên đến trên 800 triệu đồng/năm.

Là vùng đất chiêm trũng với diện tích mặt nước lớn, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã tận dụng lợi thế, mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản (NTTS) giúp người nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Hơn 13 năm qua, kể từ ngày chè cây cao được đưa vào trồng trên nương ngô, nương sắn cũng là chừng ấy năm, các hộ gia đình ở Can Hồ bỏ công chăm sóc, làm hàng rào bảo vệ cẩn thận, mặc dù nguồn thu từ cây chè chẳng đáng là bao. Chè búp tươi sau khi thu hái, sơ chế chỉ bán cho người dân bản Thèn Pả xã Huổi Lèng sử dụng.