Cho Phép Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Quy Mô Nông Hộ

Đó là nội dung quan trọng vừa được Tổng cục Thủy sản (TCTS) chỉ đạo trong hoạt động nuôi tôm nước lợ.
Theo TCTS, sau hơn 10 năm di nhập vào Việt Nam, TTCT với những ưu thế như chu kỳ nuôi ngắn, nuôi mật độ cao, khả năng thích ứng rộng, đã trở thành một trong hai đối tượng nuôi tôm nước lợ chủ lực và đang được nuôi rộng rãi ở tất cả các tỉnh thành ven biển.
Về lo ngại hội chứng Taura xuất hiện từ tôm chân trắng ảnh hưởng đến tôm nước lợ, đặc biệt là tôm sú, kết quả nghiên cứu và thực tế sản xuất cho thấy, virus Taura rất khó gây bệnh, chưa thấy xuất hiện hội chứng Taura trên cả TTCT và tôm sú ở nước ta.
Dựa vào những cơ sở nói trên, TCTS vừa có văn bản chỉ đạo cho mở rộng nuôi hình thức thâm canh và bán thâm canh ở quy mô nông hộ. Khuyến khích tiếp tục duy trì, phát triển nuôi tôm sú ở hình thức nuôi tôm lúa, tôm rừng, nuôi sinh thái nhưng không cho phép thả nuôi TTCT trong các hệ thống tôm lúa, tôm rừng, quảng canh cải tiến.
Bên cạnh đó, về nuôi tôm nước lợ cuối năm 2013, TCTS khuyến cáo các địa phương có thể tiếp tục thả nuôi TTCT trong các tháng còn lại của năm 2013 với mật độ thưa 60 - 80 con/m2. Tùy từng địa phương, bà con nuôi tôm cần chọn thời điểm thả giống hợp lý để tránh các thời điểm mưa tập trung, nhiệt độ quá thấp; cần ương tôm PL15 trong thời gian ba đến bốn tuần trong diện tích nhỏ, có mái che, kiểm soát môi trường tốt trước khi thả nuôi ở ao nuôi thương phẩm.
Bà con nuôi tôm cần tăng cường quạt nước và lắp thêm hệ thống sục khí đáy ao nuôi, đảm bảo lượng oxy hòa tan 5 mg/l; duy trì độ mặn thích hợp 15 - 20 phần ngàn, pH là 7,5 - 8,2 và độ kiềm 120 - 160 mg/l; thường xuyên xi-phông đáy ao với tần suất 5 - 7 ngày/lần trong tháng nuôi thứ nhất và mỗi ngày xi-phông một lần trong giai đoạn tôm lớn.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay 44 tuổi, anh Nguyễn Ngọc Huy đã có 11 năm gắn bó với nghề nuôi tôm hùm. Sinh ra và lớn lên ở thôn Bình Ba Tây, xã Cam Bình, một hòn đảo nhỏ nằm trong vịnh Cam Ranh được bao bọc bởi sóng và gió, thuở thiếu thời của anh Huy là những tháng ngày lênh đênh trên biển.

Hệ thống sông, suối, ao, hồ, đập, hồ chứa hệ thống công trình thủy điện, thủy lợi được xác định là nguồn tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng và tái tạo nguồn lợi thủy sản, từng bước nâng cao tỷ trọng lĩnh vực thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Phú Yên là một trong 3 tỉnh được chọn triển khai thí điểm khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Ngành Nông nghiệp đang khởi động các chương trình để thực hiện mô hình này thành công, nhất là đầu tư đồng bộ từ khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ, đến xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá…

Ông Huỳnh Thanh Hồng (ngụ xã Khánh An) có thửa đất rộng khoảng 5.000m2, phía trước trồng kiểng, phía sau đào ao nuôi cá, trong đó có hơn 100 con cá hô đất. Chỉ tay xuống ao đầy bông súng, anh Hồng cho biết, ban đầu chỉ thả vài ba con cá sặc, cá rô phi và cá chép.

Ông Hòa kể trước đây từng nhiều năm trồng mía nhưng chẳng khi nào thành công, có thời điểm ông vùi vào nợ nần do thua lỗ. Trong một lần tình cờ, ông Hòa bất ngờ khi biết giá của mỗi ký thịt ba ba cao gấp 5 lần so với thịt heo. Sau lần đó ông trằn trọc và quyết định thử nuôi ba ba thịt. Khi đó là năm 2000.