Xuất Khẩu Chè 7 Tháng Đạt 77 Ngàn Tấn

Giá xuất khẩu chè bình quân đạt 1.526 USD/tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng xuất khẩu chè của Việt Nam trong 7 tháng đạt 77 ngàn tấn, với tổng kim ngạch đạt 120 triệu USD. tương đương với khối lượng xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 4,1% về giá trị do giá xuất khẩu tăng.
Tính riêng tháng 7, khối lượng chè xuất khẩu đạt 16 ngàn tấn với kim ngạch đạt gần 27 triệu USD.
Giá xuất khẩu chè bình quân đạt 1.526 USD/tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đài Loan là thị trường tiêu thụ chè nhiều nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 14,3 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2013, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu là thị trường Pakistan với trị giá đạt trên 17,5 triệu USD. Thị trường Pakistan nhập khẩu chủ yếu các loại chè xanh BT, chè SP 2 (chè đã qua chế biến, sấy khô, đóng thùng carton).
Đáng chú ý, các thị trường Hoa Kỳ, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Đức và Ba Lan đều có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh, với mức tăng từ 1,2 đến 1,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm
Con đường về thôn Quyết Thắng trải bê tông giờ đã rộng rãi đẹp hơn; những cánh rừng trồng, những thửa ruộng lúa mùa hạ xanh mướt một màu no ấm, đưa chúng tôi về thăm gia đình CCB Vi Hữu Nhân, một tấm gương vượt khó, từ hai bàn tay trắng khi ra quân, sau 15 năm lập nghiệp nơi đất mới, anh đã trở thành một trong những CCB làm kinh tế giỏi, XĐGN xuất sắc của phường Ngọc Hà thành phố Hà Giang.

Đúng như nhận định của nhiều nhà vườn, thị trường nông sản năm nay vẫn là một ẩn số khó “dò”. Bên cạnh những nông sản “được giá”, đầu ra ổn định thì một số loại trái cây khác như dâu xanh, dâu vàng, thậm chí măng cụt, chôm chôm dù mới vào mùa đã có dấu hiệu “rớt giá”.

Thị xã Ngã Bảy đang chuẩn bị ra mắt xã nông thôn mới (NTM) cuối cùng và trở thành đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn NTM.

Nhà nước cần có các cơ chế bảo vệ doanh nghiệp như chỉ cho phép doanh nghiệp có vùng nguyên liệu được xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác với nông dân...

Sau nhiều năm gắn bó với chốn thị thành náo nhiệt của TP.Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận), do đam mê nghề chăn nuôi nên Phạm Minh Quang đã rời bỏ mảnh đất yêu thương của mình mà đến xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) lập nghiệp, cuộc sống đã bắt đầu thay đổi từ đây.