Vi Hữu Nhân, CCB vượt khó làm kinh tế giỏi
Trong căn nhà xây khang trang, nhìn ra khu vườn rộng với ao thả cá, khu nuôi vịt, gà, lợn… khu trồng rau màu…trông thật đẹp, anh Vi Hữu Nhân tâm sự: Cách đây 30 năm, hoàn cảnh tôi rất khó khăn, khi ra quân về địa phương huyện Thanh Ba - Phú Thọ, chỉ có chiếc ba lô với một số tư trang…
Gia đình nghèo lại đông anh em. Tôi lấy vợ ở riêng nhưng cũng không cải thiện cuộc sống được là bao. Quê tôi đất cằn đá sỏi, người đông… Sau nhiều năm trăn trở, tôi bàn với vợ rồi quyết định lên Hà Giang năm 2000 để sinh sống, lập nghiệp – mảnh đất mà tôi trước đây đã một thời là bộ đội - đó là ở xã Ngọc Đường thị xã Hà Giang (Nay là Phường Ngọc Hà, thành phố Hà Giang). Khi mới lên, gia đình tôi phải đi ở thuê, không đất đai, không nhà cửa, không đồng vốn…
Nhưng tôi lại được đồng đội cũ và bà con nơi đây cưu mang giúp đỡ, cuộc sống tuy lam lũ vất vả nhưng vợ chồng tôi rất vui và an lòng. Tôi được Hội CCB phường kết nạp vào Hội năm 2001 và được Hội CCB thôn Quyết Thắng cho vay 1.500.000 đồng để làm vốn sản xuất.
Số tiền ít ỏi đó tôi đã phải chia ra nhiều món để mua gà mái đẻ, lợn giống và thuê đất trồng rau xanh…Cuộc sống cực nhọc, chỉ dám chi tiêu vào những việc quan trọng, tôi đã vượt lên bằng nghị lực của một người lính, không sợ gian khổ , hy sinh, như lời Bác Hồ đã dạy “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành , khó khăn nào cũng vượt qua”. Đặc biệt là thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Người: “ Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền…”. Chính điều đó đã giúp tôi vượt lên được thời điểm khó khăn nhất của cuộc sống đời thường.
Anh Vi Hữu Nhân dừng câu chuyện, rót chén trà mời chúng tôi uống. Nhìn nét mặt anh tươi hẳn lên. Cuộc nói chuyện giữa chúng tôi càng thêm sôi nổi khi anh Nhân biết tôi cũng là đồng đội, lính thời chống Mỹ…
Qua tìm hiểu tôi được biết, CCB Vi Hữu Nhân sau hai năm miệt mài lao động, với sự chịu khó, sáng tạo và phẩm chất luôn biết vượt lên khó khăn, anh đã có một số vốn kha khá, ngoài trả được số tiền vay ban đầu anh còn tiếp tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi, mua được mảnh vườn 1.200 m2, gần suối để tăng gia sản xuất…
Nhưng mảnh đất ấy chỉ sản xuất được một vụ , còn vụ kia mùa mưa lũ ngập úng. Cuộc sống lại thử thách anh lần nữa. Anh động viên vợ, con quyết tâm cải tạo mảnh vường đó rồi đào một phần đất để tôn nền làm nhà; phần lấy đất đi làm ao thả cá…Rồi anh chị cũng dựng được ngôi nhà gỗ thường, mái lợp lá cọ... Anh bắt tay vào xây dựng thiết kế chuồng trại chăn nuôi gà, vịt, lợn, thả cá, trồng rau màu…
Được Hội CCB xã giúp đỡ, Vi Hữu Nhân vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách để phát triển kinh tế theo mô hình V – A - C ( Vườn, ao – chuồng). Với phương thức phát triển kinh tế vừa chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt, vừa để sinh sản, đàn gà giống thịt đen, vịt đàn, lợn đen, ngan, ngỗng và rau xanh các loại của gia đình anh ngày càng phát triển mạnh, cho thu hoạch khá. Anh đi học tập thêm kinh nghiệm chăn nuôi giỏi ở nhiều nơi trong tỉnh và ngoài tỉnh.
Những kinh nghiệm ấy đã giúp anh phát triển chăn nuôi và làm kinh tế gia đình ngày thêm vững chắc, hiệu quả. Hầu như trong chăn nuôi gia cầm, gia súc, thủy cầm…nhiều năm qua anh chưa để bị thiệt hại về bệnh tật… Sản phẩm chăn nuôi, tăng gia của anh một phần anh trực tiếp đi tiêu thụ thị trường, một phần kinh doanh phục vụ bán hàng tại nhà cho lái buôn vùng xuôi …
Từ chỗ chỉ có vài chục con gia cầm, nay số lượng chăn nuôi của gia đình lên 200 con vịt siêu thịt ( vịt đẻ 300 con), dê thịt 40 con, lợn đen 20 con, hàng trăm con gà, ngan, ngỗng …Trung bình mỗi ngày anh thu khoảng 300 quả trứng vịt đẻ và trứng gà, hàng tạ rau xanh các loại bán ra thị trường …Bình quân hàng năm thu nhập của gia đình sau khi trừ chi phí đạt 100 triệu đồng trở lên…
Nhìn ngôi nhà của anh hôm nay thật khang trang, có xe máy, ty vi, tủ lạnh, máy giặt…công trình vệ sinh khép kín, các con chăm ngoan, ăn học đầy đủ…chúng tôi lòng thật vui mừng…Nhìn con người anh vóc dáng cao, hơi gầy nhưng nhanh nhẹn, nụ cười dễ gần cởi mở, những nếp gian khổ qua thời gian dần được lấp đầy bởi cuộc sống mới đã và đang đến với gia đình anh.
Cứ nhìn vào mắt anh và phong thái của người lao động luôn có việc, trên môi luôn nở nụ cười, chúng tôi thấy một niềm tin và một nghị lực mà thời gian không bao giờ cướp đi được. Đó là con mắt của một người lính kinh qua gian khổ, trận mạc… đầy tự tin.
Đó là hình ảnh một người vợ chung thủy, đảm đang giàu lòng nhân ái, bao dung, mang phẩm chất của phụ nữ Việt Nam. Anh Vi Hữu Nhân cho chúng tôi biết thêm: Những năm qua gia đình anh còn giúp đỡ đầu tư cho nhiều CCB trong thôn, xã về giống, tiền mặt, kinh nghiệm chăn nuôi phát triển kinh tế XĐGN có hiệu quả và cho hội viên CCB vay tiền làm kinh tế không lấy lãi. Gia đình anh đang tiếp tục đầu tư vào sản xuất với quy mô khoa học hơn với mục tiêu đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào công cuộc XĐGN ở quê hương.
Chia tay một làng quê đang từng ngày đổi mới. Chia tay người CCB đầy nghị và khát khát khao cống hiến, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu…trong lòng chúng tôi trào lên một niềm cảm xúc mạnh mẽ, lòng tin yêu và khâm phục người đồng đội…
Có thể bạn quan tâm
Thái Thụy (Thái Bình) có trên 2.000 ha ao đầm nước ngọt và vùng chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Để giúp bà con đa dạng hóa đối tượng nuôi, Thái Thụy đã xây dựng thành công mô hình “nuôi cá rô phi lai xa dòng Chinchifu thương phẩm trong vùng chuyển đổi nước ngọt”, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá...
Để khôi phục nghề nuôi cá đồng từ xưa của nông dân, năm 2002, Sở Thủy sản Bến Tre đầu tư Dự án “Phục hồi nghề nuôi cá đồng Lạc Địa” tại xã Phú Lễ (Ba Tri - Bến Tre).
Năm 2013, nuôi tôm nước lợ của cả nước nói chung, các tỉnh phía Nam nói riêng không chỉ phục hồi mà còn được mùa, được giá. Chính từ những thuận lợi này, ngành chuyên môn dự báo từ nay trở đi diện tích nuôi tôm sẽ phát triển mạnh, việc kiểm soát dịch bệnh trên tôm sẽ khó đảm bảo
Tại Đam Rông (Lâm Đồng), đầu năm 2012, dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá lăng thương phẩm trong bè tại huyện Đam Rông năm 2012” đã được triển khai. Mặc dầu dự án nói rõ “nuôi cá lăng thương phẩm trong bè” (lồng) nhưng trong thực tế, 2 khu vực nuôi cá lăng đã được triển khai thực hiện đó là nuôi trong ao và nuôi trong lồng (bè). Cụ thể, ở khu vực nuôi ao, đã tiến hành thả 100 con giống cá lăng; ở khu vực nuôi lồng, 80 con giống cá lăng được thả.
Thái Thụy (Thái Bình) có trên 2.000 ha ao đầm nước ngọt và vùng chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Để giúp bà con đa dạng hóa đối tượng nuôi, Thái Thụy đã xây dựng thành công mô hình “nuôi cá rô phi lai xa dòng Chinchifu thương phẩm trong vùng chuyển đổi nước ngọt”, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá...