Thị xã Ngã Bảy lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới
Quả ngọt từ sự cố gắng
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, thị xã Ngã Bảy có 3 xã triển khai, gồm: Đại Thành, Tân Thành và Hiệp Lợi; trong đó, xã Đại Thành là xã điểm của tỉnh. Xác định, xây dựng NTM là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, để hoàn thành được nó là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự thống nhất và gắn kết của cả hệ thống chính trị. Do đó, ngay từ những ngày đầu, cùng với rà soát lại tình hình cụ thể ở từng xã để có sự định hướng sát thực tế, lãnh đạo thị xã đã có những lộ trình, bước đi cụ thể, đặc biệt là phân công nhiệm vụ cho từng thành viên lãnh đạo thị xã theo dõi các địa phương, hướng dẫn và đôn đốc các địa phương thực hiện. Song song đó, ở từng giai đoạn thực hiện, có sơ kết và đánh giá cụ thể để kịp thời uốn nắn, chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp,... Nhờ vậy mà nhiều tiêu chí đã được hoàn thành như kế hoạch đã đề ra.
Chỉ sau 3 năm triển khai xây dựng NTM, vào cuối năm 2013, xã Đại Thành vinh dự là xã hoàn thành tiêu chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh và khu vực ĐBSCL. Nối tiếp Đại Thành, chỉ một năm sau, xã Tân Thành cũng hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM, riêng xã Hiệp Lợi cũng đang trên đường về đích. Ông Nguyễn Đăng Hải, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ngã Bảy, cho biết: “Những gì đạt được sau gần 5 năm xây dựng NTM trên địa bàn thị xã là cả một quá trình cố gắng của các cấp, các ngành, nhất là sự hưởng ứng tích cực của nhân dân”.
Bên cạnh việc đề ra các chủ trương, chính sách, lộ trình nhằm đạt các tiêu chí theo kế hoạch thì Ban chỉ đạo xây dựng NTM thị xã Ngã Bảy còn xác định, vấn đề cốt lõi của chương trình xây dựng NTM muốn hướng tới là phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn. Vì vậy, trong quá trình triển khai, lãnh đạo các cấp, các ngành thị xã luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất, thu nhập, hộ nghèo,... nhờ đó, hàng loạt mô hình sản xuất mới, có hiệu quả kinh tế cao đã được đầu tư và nhân rộng.
Một trong những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nông thôn trên địa bàn thị xã là mô hình trồng cam sành. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi khi có nguồn nước ngọt quanh năm, xung quanh lại được bao bọc bởi nhiều tuyến sông lớn như: sông Cái Côn, Lái Hiếu và Búng Tàu nên hàng năm đều cung cấp một lượng phù sa phong phú, rất thích hợp để phát triển vườn cây ăn trái. Nhận thấy vấn đề trên, trong quá trình thực hiện đề án quy hoạch, Ban chỉ đạo xây dựng NTM thị xã đã quy hoạch vùng trồng cam sành tại xã Đại Thành và Tân Thành, đồng thời, kết hợp xây dựng hệ thống đê bao khép kín nhằm giúp người dân chủ động nguồn nước trong quá trình sản xuất.
Nếu như Đại Thành, Tân Thành đi lên từ cây cam sành thì xã Hiệp Lợi cũng đang phát triển với mô hình cánh đồng mẫu trên cây lúa và mô hình chăn nuôi gia trại như: nuôi gà, trăn,… đặc biệt, địa phương đã vận dụng tốt các chính sách từ Đề án 1.000 của ngành nông nghiệp tỉnh trong việc hỗ trợ bà con cải tạo vườn tạp để chuyển sang những cây trồng có giá trị, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho người dân nông thôn.
Chuẩn bị ra mắt thị xã nông thôn mới
Năm 2015 này, Ban chỉ đạo xây dựng NTM thị xã Ngã Bảy đặt ra mục tiêu sẽ cố gắng trở thành đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh “cán đích” NTM. Với mục tiêu trên, ngay từ đầu năm, Ban chỉ đạo xây dựng NTM thị xã không ngừng chỉ đạo 2 xã NTM là Đại Thành và Tân Thành tiếp tục củng cố, nâng chất các tiêu chí đã đạt để giữ vững danh hiệu. Đặc biệt, bằng nhiều giải pháp chỉ đạo quyết liệt xã Hiệp Lợi xây dựng hoàn thành 7 tiêu chí còn lại đúng theo kế hoạch đề ra.
Ông Nguyễn Đăng Hải, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ngã Bảy, cho biết: Tháng 5 vừa qua là tháng thị xã tập trung cao điểm cả về vật chất và con người trong tiến trình xây dựng NTM cho xã Hiệp Lợi. Điều đáng mừng là tại cuộc họp mới đây của các sở, ngành có liên quan của tỉnh với Ban chỉ đạo xây dựng NTM thị xã và UBND xã Hiệp Lợi, các sở, ngành đều thống nhất công nhận xã Hiệp Lợi đã hoàn thành 7 tiêu chí còn lại. Hiện tại, Ban chỉ đạo xây dựng NTM thị xã đang hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục (dự kiến giữa tháng 6 sẽ xong) để trình UBND tỉnh xem xét ra quyết định công nhận xã cuối cùng của thị xã (Hiệp Lợi) đạt chuẩn NTM.
Như vậy, sau khi xã Hiệp Lợi chính thức được công nhận xã NTM (dự kiến cuối tháng 6), thị xã tiếp tục hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục về việc công nhận đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM để trình UBND tỉnh xem xét và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo lộ trình dự kiến, trong tháng 9 tới đây, thị xã Ngã Bảy sẽ chính thức ra mắt và trở thành đơn vị đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn NTM cấp huyện; qua đây, lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIII, nhiệm 2015-2020. Với những kết quả khá nổi bật và toàn diện trong quá trình xây dựng NTM, Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh đều đánh giá thị xã Ngã Bảy xứng đáng là lá cờ đầu trong quá trình xây dựng NTM của tỉnh, là hình mẫu để các địa phương khác trong tỉnh nghiên cứu, học tập…
Có thể bạn quan tâm
Ngày 30/12, UBND tỉnh Quảng Nam thông qua quyết định cấp bổ sung hơn 300 triệu đồng cho huyện Duy Xuyên, từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2014, để thực hiện chi hỗ trợ cho các chủ vật nuôi có gia cầm bị tiêu hủy do dịch bệnh. Trong năm qua, huyện Duy Xuyên tiêu hủy hơn 14.000 con vịt bị nhiễm cúm gia cầm.
Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy công tác ứng dụng KHCN vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ các hộ nông dân ứng dụng KHCN còn ít. Vì vậy, chất lượng, sản phẩm, giá trị tạo ra từ KHCN vẫn chưa cao, sức cạnh tranh của nông sản Bình Thuận còn yếu.
Theo ông Nguyễn Hữu Long – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đến nay đã phê duyệt danh sách đóng mới, nâng cấp tàu cá đã trình UBND tỉnh phê duyệt 82 trường hợp. Huyện Phú Quý có số đăng ký cao nhất với 51 tàu, Phan Thiết 8 tàu, La Gi 22 tàu và Tuy Phong 1 tàu. Trong đó, 71 tàu đóng mới (9 tàu dịch vụ hậu cần và 62 tàu khai thác hải sản xa bờ), nâng cấp, thay mới với tổng kinh phí lên đến 602,51 tỷ đồng.
Trừ mặt hàng cá ngừ giảm 9%, các ngành thủy sản xuất khẩu còn lại đều có sự tăng trưởng. Trong khi cá tra chỉ tăng nhẹ 0,6% so với năm 2013 đạt 1,77 tỉ USD, xuất khẩu tôm lại tăng mạnh tới 28% với kim ngạch 3,9 tỉ USD.
Mỗi năm sản lượng khai thác hải sản của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi hơn 110.000 tấn. Trong khi đó các Nhà máy chế biến hải sản chỉ cần 1/10 sản lượng này là đủ hoạt động nhưng không được đáp ứng. Nguyên nhân do các cửa biển thường bị bồi lấp, hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá còn hạn chế nên tàu thuyền của ngư dân không về các cảng cá của tỉnh Quảng Ngãi để tiêu thụ sản phẩm.