Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu cao su kỳ vọng tăng sản lượng nhờ nhân dân tệ phá giá

Xuất khẩu cao su kỳ vọng tăng sản lượng nhờ nhân dân tệ phá giá
Ngày đăng: 18/08/2015

Trung Quốc là thị trường có vị trí xuất khẩu chủ lực của ngành cao su, với lượng xuất khẩu từ 460.000 tấn đến 500.000 tấn mỗi năm, chiếm khoảng 40% – 50% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam.

Do đó, khi đồng NDT giảm giá, sẽ khiến mặt hàng cao su thiên nhiên nhập khẩu từ các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam vào Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn so với trước đây, làm giảm khả năng cạnh tranh so với cao su nội địa của Trung Quốc.

Thanh toán NDT bị thiệt hại nhiều nhất

Theo phân tích của TS. Trần Thị Thúy Hoa, Chánh Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam, những đơn hàng xuất khẩu cao su Việt Nam áp dụng phương thức thanh toán bằng đồng NDT sẽ gặp ảnh hưởng trực tiếp từ sự thay đổi tỷ giá, kéo doanh thu của các DN giảm xuống khi quy đổi sang VND.

Các DN Việt Nam xuất khẩu cao su sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch sẽ càng gặp thêm khó khăn khi doanh thu giảm bên cạnh tình trạng các cửa khẩu Trung Quốc lúc mở, lúc đóng.

Đối với các hợp đồng thanh toán bằng đồng USD, trước bối cảnh đồng NDT mất giá, các DN Trung Quốc phải chi thêm hơn 4% cho các đơn hàng mua với giá trước đây, vì vậy đang có xu hướng ép giá cao su Việt Nam để bù đắp lại phần thâm hụt khi chuyển đổi từ NDT sang USD.

Hiện nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu nguyên liệu cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam, nên việc Trung Quốc phá giá nội tệ sẽ khiến giá bán và doanh thu của các DN xuất khẩu Việt Nam có thể sụt giảm trong thời gian tới nếu đồng Việt Nam thay đổi tỷ giá với biên độ thấp hơn.

Mặt khác, cao su Việt Nam còn gặp cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực vì đồng tiền của các nước này cũng bị mất giá do ảnh hưởng của việc giảm mạnh tỷ giá nhân dân tệ.

Tuy nhiên, việc phá giá đồng nội tệ của Trung Quốc là nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và xuất khẩu. Do đó trong tương lai có thể kéo theo nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu tăng lên, tạo kỳ vọng cho cao su thiên nhiên xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc có thể tăng về lượng.

Vẫn kỳ vọng tăng sản lượng

Ảnh hưởng lớn nhất là đối với các thành phẩm cao su, khi đồng NDT mất giá, các sản phẩm cao su Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam càng tăng tính cạnh tranh nhờ giá bán rẻ hơn.

Những sản phẩm cao su Trung Quốc mà Việt Nam vẫn cần nhập như cao su tổng hợp, săm lốp xe, băng tải, sản phẩm cao su y tế, chỉ thun, ống cao su, tấm cao su… Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất những sản phẩm cao su này sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh hơn nữa từ phía Trung Quốc sau việc đồng NDT bị phá giá.

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã tăng biên độ tỷ giá nhằm tháo gỡ một phần khó khăn cho các DN xuất khẩu Việt Nam. Song hàng hóa Việt Nam vẫn đắt hơn Trung Quốc vì mức phá giá của nước này lên đến 4,6%.

Do đó, TS. Hoa cho rằng để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ việc Trung Quốc phá giá đồng NDT, các DN cao su cần đa dạng hóa thị trường, từng bước giảm phụ thuộc vào thị trường nước này, kết hợp với việc cắt giảm giá thành, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm để tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu.

Đồng thời, Việt Nam cần chú trọng hơn nữa việc khai thác tiềm năng thị trường nội địa và chuyển đổi cơ cấu chủng loại cao su cho phù hợp với nhu cầu tiêu thụ chung trên thế giới thay vì chỉ tập trung vào thị trường Trung Quốc, là thị trường còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Hợp Tác Giúp Tăng Hiệu Quả Khai Thác Thủy Sản Mô Hình Hợp Tác Giúp Tăng Hiệu Quả Khai Thác Thủy Sản

Tàu cá liên kết với nhau thành các tổ, đội khai thác thủy sản trên biển nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm cứu nạn… là chủ trương đúng đắn của nhà nước và được ngư dân tham gia tích cực.

13/09/2013
Khá Lên Nhờ Nghề Nuôi Chim Cút Khá Lên Nhờ Nghề Nuôi Chim Cút

Nằm cách xa tuyến Quốc lộ 1A với mức sống tương đối thấp, nhưng mấy năm nay, nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất, nhất là đầu tư mô hình nuôi chim cút, hàng chục hộ dân ở tổ 20, phường Thủy Dương (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) đã có được nguồn thu ổn định, đời sống kinh tế khấm khá hơn.

13/09/2013
Nuôi Tảo Xoắn Spirulina Trên Đất Nghệ Nuôi Tảo Xoắn Spirulina Trên Đất Nghệ

Tảo xoắn Spirulina là nguồn thực phẩm chức năng rất phổ biến ở một số nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức... nhưng ở Việt Nam còn khá mới mẻ vì phương pháp nuôi trồng cực kì công phu và tốn kém.

14/09/2013
Sinh Sản Nhân Tạo Cá Trê Vàng Thành Công Sinh Sản Nhân Tạo Cá Trê Vàng Thành Công

Hiện nay, cá trê vàng là loài cá được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh Long An ưa thích, nhưng phong trào nuôi chưa tương xứng so với tiềm năng sẵn có của tỉnh. Trước nguồn cá trê vàng ngoài tự nhiên ngày càng giảm,

14/09/2013
Nên Hay Không Nên Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ven Sông Hàm Luông? Nên Hay Không Nên Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ven Sông Hàm Luông?

Tuần qua, chúng tôi có dịp cùng với đoàn khảo sát của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo huyện Giồng Trôm và xã Hưng Lễ tìm hiểu tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nhiều hộ nông dân tại xã Hưng Lễ, Thạnh Phú Đông (Bến Tre) ven sông Hàm Luông.

14/09/2013