Trồng Bí Xanh Tre Việt

Đây là giống bí có ruột đặc, ít hạt, trọng lượng quả vừa phải, trái giòn, thơm ngon, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Hiệu quả kinh tế trên 4 triệu đồng/sào.
Vụ xuân 2014, Chi cục BVTV Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Thạch Châu xây dựng mô hình SX bí xanh chuyên canh theo quy trình VietGAP tại thôn Bằng Châu (xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà) với quy mô 2 ha, thu hút 28 hộ tham gia.
Đến nay, mô hình cho thu hoạch lứa đầu tiên với năng suất 2.000 kg bí xanh/sào, giá bán trung bình 4.000 đồng/kg, cho hiệu quả kinh tế trên 4 triệu đồng/sào.
Quy trình trồng và chăm sóc cây bí xanh tương đối dễ, chi phí không lớn, nhưng hiệu quả kinh tế gấp 3 - 4 lần trồng lạc. Giống bí xanh Tre Việt có thời gian sinh trưởng 110 - 120 ngày, ít sâu bệnh, năng suất 2,3 - 2,5 tấn/sào (thời gian thu hoạch khoảng 3 - 5 lứa/vụ). Đây là giống bí có ruột đặc, ít hạt, trọng lượng quả vừa phải, trái giòn, thơm ngon, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nên dễ tiêu thụ.
Bà Lê Thị Thành, thôn Minh Qúy, xã Thạch Châu cho biết: "Khu vực này trước đây có 10 hộ trồng lúa, lạc, đậu nhưng thu nhập không cao. Nay được xã quy hoạch vùng trồng rau, củ, quả, đưa giống bí mới về trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt".
Theo tính toán của các hộ trồng bí ở Thạch Châu, với chính sách hỗ trợ 100% giống, 500.000 đ/sào làm giàn... với năng suất và giá bán ổn định như hiện nay, sau khi trừ chi phí còn lãi ròng 5 triệu đ/sào bí xanh...
Có thể bạn quan tâm

Cứ tưởng trên núi cao, rừng thẳm, người dân chỉ có cách chống đói, thoát nghèo dựa vào đất đai, lâm sản… nhưng thật bất ngờ, ông Hà Văn Vận, người dân tộc Mường ở thôn Sui Quan, xã Khánh Thượng (Ba Vì - Hà Nội) đã “phát tài” nhờ nuôi cá tầm.

Sau Tết Nguyên đán năm 2014, gió biển hoạt động khá mạnh. Độ mặn của nước biển tăng cao. Hộ dân ở các xã ven biển Đông đã khởi động chuyến ra khơi, vụ nuôi trồng thủy sản mới. Riêng các hộ dân nuôi sò băn khoăn: đầu tư mua sò giống của các tỉnh về nuôi hay tiếp tục để “treo” sân.

Chuẩn bị cúng rằm tháng Giêng, nhiều bà nội trợ đi tìm mua hoặc đặt trước nhiều ngày với người kinh doanh loại gà làm lễ. Đón bắt tâm lý này, một số hộ chăn nuôi cung ứng ra thị trường lứa gà toàn trống, mã đẹp.

Chị Trần Thị Tâm sinh năm 1973, trong gia đình đông chị em nghèo. Học hết THCS chị đi học nghề cắt tóc. Năm 2000 chị lập gia đình, cuộc sống nhờ vào đồng lương ít ỏi của chồng, tiền cắt tóc, làm ruộng, chăn nuôi nhỏ lẻ của vợ không thể trang trải đủ cuộc sống cho gia đình.

Theo ông Lê Văn Cẩn- Phó Giám đốc Công ty Lương thực Vĩnh Long (đơn vị liên kết tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân Thiện Mỹ), để có lúa tốt, không lẫn lộn, đáp ứng việc xây dựng thương hiệu gạo ngon của Vĩnh Long xuất khẩu, thời gian tới, công ty tiếp tục giữ mối liên kết này.