Ngành Cá Tra Cung Đã Vượt Cầu

Thông tin đưa ra tại buổi làm việc của Ban Kinh tế Trung ương với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh ĐBSCL, đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ xung quanh vấn đề liên kết vùng và tái cấu trúc ngành cá tra khu vực ĐBSCL.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Lê Vĩnh Tân cho rằng, thời gian qua Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã đóng vai trò quan trọng trong vấn đề liên kết và phát huy nội lực của vùng ĐBSCL.
Tuy nhiên, liên kết vùng ở Tây Nam Bộ hiện nay cần phải xác định rõ các vấn đề về phạm vi liên kết, nội dung liên kết và hình thức liên kết nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho các địa phương. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện hình thành và phát triển một số cụm liên kết chủ lực của vùng ĐBSCL về lúa gạo, cây ăn trái và thủy sản.
Đối với vấn đề tái cấu trúc ngành cá tra hiện nay, ý kiến của các viện trường cũng như Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho thấy, việc tái cấu trúc phải cải thiện được chất lượng sản phẩm, giữ được niềm tin khách hàng; đồng thời gia tăng lợi ích của các chủ thể tham gia.
Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là tái cấu trúc chuỗi liên kết ngành để đảm bảo việc thống nhất giữa khâu sản xuất và phân phối ra thị trường; giữa người nuôi với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với nhau. Đồng thời, cần tiến hành tái cấu trúc về tài chính doanh nghiệp và tái cấu trúc về quản trị doanh nghiệp nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các bên gồm ngân hàng, doanh nghiệp và người nuôi.
Ông Vũ Trọng Bình, Vụ trưởng Vụ Địa phương, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, ngành cá tra hiện nay cung đã vượt cầu nghiêm trọng. Việc tái cấu trúc ngành cá tra cần có quy hoạch rõ ràng, có bước đi phù hợp theo lộ trình cụ thể. Đó là phải xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng và tác động vốn khoa học công nghệ đầu tư theo toàn chuỗi.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều đối tượng nuôi cho hiệu quả kinh tế cao như: cá rô phi, ba ba, tôm càng xanh… đặc biệt con cá lóc bông được thị trường ưa chuộng đem lại thu nhập cao, ổn định, được xác định là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của nông dân Nghĩa Hưng.

Hiện giá gà ta bán ra thị trường khoảng 66 ngàn đồng/kg với gà trống, 76 ngàn đồng/kg gà mái, tăng 6 ngàn đồng/kg. Với giá này, người chăn nuôi đạt lợi nhuận thấp. Riêng giá con giống gà ta lại tăng đột biến, dao động từ 16 - 18,5 ngàn đồng/con, tăng gần 10 ngàn đồng/con so với thời điểm đầu năm. Gà giống “sốt” giá do nhu cầu nuôi gà ta phục vụ thị trường cuối năm tăng cao.

Để tận dụng mặt nước các hồ chứa nhỏ phát triển kinh tế, đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt, phát triển nuôi cá nước ngọt theo hướng bền vững, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm huyện Đại Lộc triển khai mô hình nuôi cá lăng nha bằng lồng trên hồ Trà Cân, xã Đại Hiệp.

Cuối năm 2013, trên địa bàn thành phố Hòa Bình chỉ còn 78 lồng cá, trong đó trên 50% là bỏ không nhưng đến tháng 9/2014, toàn thành phố có 137 lồng cá (tăng 76%) và hiện có trên 70% số lồng đang nuôi cá. Phương pháp nuôi thả phù hợp, an ninh trật tự đảm bảo, đầu ra ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao chính là lí do khiến cho nghề nuôi cá lồng trên địa bàn thành phố Hòa Bình đang dần “sống lại”.

Tại Hợp tác xã đóng tàu Song Thủy, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, chiếc tàu cá KH 03132 của ngư dân Nguyễn Thanh Hải đang được các công nhân bọc composite.