Xuất khẩu cao su kỳ vọng tăng sản lượng nhờ nhân dân tệ phá giá
Trung Quốc là thị trường có vị trí xuất khẩu chủ lực của ngành cao su, với lượng xuất khẩu từ 460.000 tấn đến 500.000 tấn mỗi năm, chiếm khoảng 40% – 50% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam.
Do đó, khi đồng NDT giảm giá, sẽ khiến mặt hàng cao su thiên nhiên nhập khẩu từ các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam vào Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn so với trước đây, làm giảm khả năng cạnh tranh so với cao su nội địa của Trung Quốc.
Thanh toán NDT bị thiệt hại nhiều nhất
Theo phân tích của TS. Trần Thị Thúy Hoa, Chánh Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam, những đơn hàng xuất khẩu cao su Việt Nam áp dụng phương thức thanh toán bằng đồng NDT sẽ gặp ảnh hưởng trực tiếp từ sự thay đổi tỷ giá, kéo doanh thu của các DN giảm xuống khi quy đổi sang VND.
Các DN Việt Nam xuất khẩu cao su sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch sẽ càng gặp thêm khó khăn khi doanh thu giảm bên cạnh tình trạng các cửa khẩu Trung Quốc lúc mở, lúc đóng.
Đối với các hợp đồng thanh toán bằng đồng USD, trước bối cảnh đồng NDT mất giá, các DN Trung Quốc phải chi thêm hơn 4% cho các đơn hàng mua với giá trước đây, vì vậy đang có xu hướng ép giá cao su Việt Nam để bù đắp lại phần thâm hụt khi chuyển đổi từ NDT sang USD.
Hiện nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu nguyên liệu cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam, nên việc Trung Quốc phá giá nội tệ sẽ khiến giá bán và doanh thu của các DN xuất khẩu Việt Nam có thể sụt giảm trong thời gian tới nếu đồng Việt Nam thay đổi tỷ giá với biên độ thấp hơn.
Mặt khác, cao su Việt Nam còn gặp cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực vì đồng tiền của các nước này cũng bị mất giá do ảnh hưởng của việc giảm mạnh tỷ giá nhân dân tệ.
Tuy nhiên, việc phá giá đồng nội tệ của Trung Quốc là nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và xuất khẩu. Do đó trong tương lai có thể kéo theo nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu tăng lên, tạo kỳ vọng cho cao su thiên nhiên xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc có thể tăng về lượng.
Vẫn kỳ vọng tăng sản lượng
Ảnh hưởng lớn nhất là đối với các thành phẩm cao su, khi đồng NDT mất giá, các sản phẩm cao su Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam càng tăng tính cạnh tranh nhờ giá bán rẻ hơn.
Những sản phẩm cao su Trung Quốc mà Việt Nam vẫn cần nhập như cao su tổng hợp, săm lốp xe, băng tải, sản phẩm cao su y tế, chỉ thun, ống cao su, tấm cao su… Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất những sản phẩm cao su này sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh hơn nữa từ phía Trung Quốc sau việc đồng NDT bị phá giá.
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã tăng biên độ tỷ giá nhằm tháo gỡ một phần khó khăn cho các DN xuất khẩu Việt Nam. Song hàng hóa Việt Nam vẫn đắt hơn Trung Quốc vì mức phá giá của nước này lên đến 4,6%.
Do đó, TS. Hoa cho rằng để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ việc Trung Quốc phá giá đồng NDT, các DN cao su cần đa dạng hóa thị trường, từng bước giảm phụ thuộc vào thị trường nước này, kết hợp với việc cắt giảm giá thành, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm để tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu.
Đồng thời, Việt Nam cần chú trọng hơn nữa việc khai thác tiềm năng thị trường nội địa và chuyển đổi cơ cấu chủng loại cao su cho phù hợp với nhu cầu tiêu thụ chung trên thế giới thay vì chỉ tập trung vào thị trường Trung Quốc, là thị trường còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Related news
Việc Bộ Tài chính tăng thuế nhập khẩu phân bón và từ 1.12 tới đây là áp dụng cơ chế nhập khẩu tự động với mặt hàng phân bón của Bộ Công Thương đang được dư luận đặt câu hỏi: Người nông dân có được lợi khi phân bón nhập khẩu bị hạn chế?
Mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) được xem là chìa khóa đưa ngành sản xuất lúa gạo nước ta phát triển bền vững theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập cho người trồng lúa; tuy nhiên, đối với các tỉnh miền Bắc, việc thực hiện mô hình này đang đặt ra nhiều vấn đề nan giải, nhất là trong bối cảnh mối liên kết giữa các nhà còn rất lỏng lẻo.
Sự yếu kém về hạ tầng là lực cản rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tiểu Tây - ngôi làng nằm trên ngọn núi Lô. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, người dân Tiểu Tây đã nhìn ra thế mạnh và biết phát huy thế mạnh từ việc trồng cỏ nuôi bò.
Năm nay, không chỉ nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) phấn khởi vì giá cà phê tăng hơn năm trước mà các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến cà phê nơi đây cũng rất vui khi được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo- PTNT) huyện tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn với lãi suất thấp.
Những tháng cuối năm, nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của các loại gia súc, gia cầm yếu; đây cũng là thời điểm hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra sôi động nên dịch bệnh rất dễ xảy ra. Vì vậy, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các hộ chăn nuôi trên địa bàn T.P Thái Nguyên cũng đang tích cực thực hiện các biện pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh và đói rét cho đàn vật nuôi.