Xuất khẩu cá tra tốt hơn nhờ Trung Quốc
8 tháng năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,02 tỷ USD, giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước.
Sự sụt giảm này là do khó khăn xuất khẩu tại nhiều thị trường nhập khẩu lớn như: Mỹ, EU, Mexico, Brazil, Colombia…
Theo số liệu của ITC tính toán trên thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, hiện nay, cá tra Việt Nam đang bị giảm thị phần tại thị trường Mỹ.
Nguyên nhân là do thuế chống bán phá giá và bị giành thị phần bởi các mặt hàng tôm, cá hồi và mặt hàng cá rô phi của Trung Quốc.
Quý I/2015, giá trị nhập khẩu cá tra và da trơn của Mỹ từ Trung Quốc tăng lên 16,2%.
Tuy nhiên, đây cũng được cho là một lý do khiến nhập khẩu cá tra từ Việt Nam của Trung Quốc 6 tháng đầu năm nay tăng rất mạnh.
Chỉ duy nhất giá trị xuất khẩu sang thị trường Anh tăng khả quan 21,8% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài thị trường Anh, 8 tháng năm 2015, giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cũng đạt 99,9 triệu USD, tăng 48,2% so với 8 tháng đầu năm 2014.
"Nửa đầu năm nay, thị trường này là thị trường “cứu cánh” cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt nam khi gặp “sóng gió” tại thị trường lớn: Mỹ và Châu Âu", VASEP cho hay.
Năm 2014, Mexico và Brazil là 2 thị trường hấp dẫn và tiềm năng của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, 8 tháng năm 2015, giá trị xuất khẩu sang 2 thị trường này lại giảm mạnh lần lượt:
18,5% và 42,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một điều đáng tiếc cho xuất khẩu cá tra Việt Nam cho dù nằm hoàn toàn trong dự đoán của các doanh nghiệp.
VASEP dự báo, xuất khẩu sang 2 thị trường này trong năm 2015 sẽ chững hoặc giảm từ 15-30%, tình hình khó khăn cũng sẽ tiếp tục trong năm 2016.
Có thể bạn quan tâm
Giá chôm chôm nhãn, thái loại ngon bán lẻ tại các chợ của Đồng Nai dao động từ 16-18 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 3-5 ngàn đồng/kg, chôm chôm thường 7-8 ngàn đồng/kg, tăng 2-3 ngàn đồng/kg, măng cụt khoảng 28-30 ngàn đồng/kg, tăng 5 ngàn đồng/kg, sầu riêng 25-28 ngàn đồng/kg, tăng 5-6 ngàn đồng/kg. Tại các nhà vườn giá bán các loại trái cây trên cũng tăng khoảng 2-4 ngàn đồng/kg.
15 năm qua (1999-2014), với lợi thế về điều kiện tự nhiên nên nghề chăn nuôi gia súc, trồng trọt tại hộ gia đình ở xã Định An, huyện Dầu Tiếng phát triển ổn định. Để hỗ trợ nông dân phát triển ngành nghề này, Hội Nông dân xã thường xuyên mở lớp tập huấn hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt.
Thông thường, kết thúc tháng 7 âm lịch cũng là lúc hết mùa nhãn. Nhưng những năm gần đây, qua Rằm Trung thu, người tiêu dùng vẫn mua được những chùm nhãn tươi rói, ngọt lịm. Đó là nhờ nhiều nhà vườn đã đưa giống nhãn muộn về trồng trên những vạt đồi trung du.
Năm 2013, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Điện Biên đã xây dựng được 8 mô hình chuyển giao KHKT từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp; 3 mô hình từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển nông thôn do Chính phủ Đan Mạch viện trợ.
Sản xuất theo phong trào, chất lượng chưa đồng bộ, chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu, bỏ ngỏ thị trường nội địa… là những hạn chế cố hữu của nông sản nói chung và trái cây nói riêng