Hiệu Quả Kinh Tế Cao Từmô Hình Nuôi Cá Chép V1 Làm Chính

Chúng tôi tới thăm gia đình anh Trần Văn Dương khi anh đang cho cá ăn, dù đang bận tay với công việc nhưng gương mặt không giấu được niềm vui, anh nhẩm tính: “Với 4.000 m2 diện tích ao nuôi cá chép V1 làm chính, qua 4 tháng nuôi, tôi thấy cá lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt khoảng 400gam/con, với giá thị trường hiện nay là 35.000 đồng/kg, gia đình có thể thu lợi nhuận khoảng 27 triệu đồng”.
Anh Trần Văn Dương có kinh nghiệm nuôi cá lâu năm, khi được chọn làm hộ thực hiện mô hình nuôi ghép cá chép V1 làm chính (lấy cá chép làm chính và nuôi ghép với cá mè trắng và cá rô phi với mật độ 3 con/m2), anh đã nhiệt tình tham gia. Mô hình được thực hiện từ ngày 24/6/2014 trên 4.000 m2 ao của gia đinh anh Trần Văn Dương do Trung tâm khuyến nông khuyến ngư (KNKN) Bà Rịa Vũng Tàu thực hiện từ nguồn vốn của tỉnh.
Kích cỡ con giống khi thả là 5 - 8 cm/con và tổng số con giống được thả là 120.000 con. Tham gia mô hình, hộ anh Trần Văn Dương được hỗ trợ 100% con giống, 30% vật tư (thức ăn, vôi, thuốc, chế phẩm sinh học) và được tham gia tập huấn kỹ thuật.
Anh Dương cho biết: “Nuôi cá không khó chỉ cần cho ăn đúng cách và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật. Cá nhỏ cho ăn thức ăn sẵn dạng viên nhỏ khi cá lớn cho ăn viên to. Cho cá ăn cũng nên theo giờ nhất định vào buổi sáng và buổi chiều để tạo thói quen, cá ăn đều sẽ tăng trưởng nhanh”.
Nuôi cá theo hình thức này kỹ thuật đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Người dân có thể ghép cùng nhiều loại cá khác mà không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của loại cá chính.
Việc nuôi ghép nhằm tận dụng đặc điểm phân bố theo tầng nước từ tầng mặt xuống tầng đáy để tận dụng triệt để thức ăn tự nhiên ở các tầng nước và tận dụng mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài. Nếu các loài cùng nuôi lớn nhanh hơn các hộ có thể đánh tỉa bán dần để tránh ảnh hưởng đến con chính.
Mô hình đã mở ra hướng nuôi cá mới cho người dân, tạo ra sản phẩm đa dạng trên cùng một diện tích mặt nước. Qua 4 tháng thực hiện, cho thấy cá lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt từ 350 - 400gam/con. Với 4.000 m2 cá chép V1 làm chính, với giá thị trường là 35.000 đồng/kg, hộ nuôi sẽ đạt lợi nhuận khoảng 27 triệu đồng. Đây là tín hiệu vui đối với người nuôi cá.
Anh Hoàng Văn Trọng – Cán bộ kỹ thuật Trung tâm KNKN Bà Rịa Vũng Tàu cho biết: Cá chép V1 có ưu điểm là ít bị bệnh, tốc độ tăng trưởng vượt trội so với giống cá chép truyền thống, chống chịu bệnh tốt, lớn nhanh và có khả năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt.
Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ nuôi, chất lượng thịt thơm ngon, giá thành cá chép cao hơn giá các loại cá. Ngoài ra, các hộ còn tận dụng mặt nước nuôi ghép một số giống cá khác (rô phi đơn tính, cá trắm cỏ…) để cải thiện, tận dụng thức ăn, tăng hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước và tăng thêm thu nhập. Nếu so sánh hiệu quả mô hình từ nuôi cá chép V1 làm chính với các mô hình nuôi trồng thủy sản khác thì hiệu quả kinh tế cao mà không yêu cầu quá khắt khe về mặt kỹ thuật.
Có thể bạn quan tâm

Cà Mau là tỉnh có thế mạnh về đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, hoạt động khai thác của ngư dân hiện nay vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Trong định hướng phát triển, tỉnh sẽ tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nghề, tập trung khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế, có khả năng xuất khẩu như: tôm, mực, cá ngừ, cá thu, nhóm cá nổi lớn.

Đây là mục tiêu đặt ra tại Quyết định 3195/QĐ-BNN-TCTS do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phê duyệt Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) siêu thâm canh tại các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và Châu Thành. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 5 tỷ đồng (trong đó ngân sách là 2.437.730.000 đồng, vốn đối ứng của dân là 2.562.270.000 đồng) từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ; thời gian thực hiện 24 tháng (từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2017).

Sau khi thu hoạch tôm vụ 1, người nuôi tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An) tiến hành xử lý, cải tạo ao đầm, nạo vét kênh mương, vệ sinh môi trường vùng nuôi đúng quy trình kỹ thuật để tiếp tục thả giống vụ 2.

Từ lâu, nghề nuôi tôm ở xã Hải Lạng (Tiên Yên, Quảng Ninh) đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, nhiều hộ gia đình đã giàu lên nhờ nuôi tôm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây cứ đến thời điểm gần thu hoạch, tôm nuôi ở xã Hải Lạng lại chết do dịch bệnh. Thực trạng này đã gây thiệt hại không nhỏ cho các hộ nuôi trồng thuỷ hải sản, đòi hỏi Hải Lạng cần có hướng đi phù hợp để nghề nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển bền vững.