Xuất khẩu cá tra tốt hơn nhờ Trung Quốc
8 tháng năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,02 tỷ USD, giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước.
Sự sụt giảm này là do khó khăn xuất khẩu tại nhiều thị trường nhập khẩu lớn như: Mỹ, EU, Mexico, Brazil, Colombia…
Theo số liệu của ITC tính toán trên thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, hiện nay, cá tra Việt Nam đang bị giảm thị phần tại thị trường Mỹ.
Nguyên nhân là do thuế chống bán phá giá và bị giành thị phần bởi các mặt hàng tôm, cá hồi và mặt hàng cá rô phi của Trung Quốc.
Quý I/2015, giá trị nhập khẩu cá tra và da trơn của Mỹ từ Trung Quốc tăng lên 16,2%.
Tuy nhiên, đây cũng được cho là một lý do khiến nhập khẩu cá tra từ Việt Nam của Trung Quốc 6 tháng đầu năm nay tăng rất mạnh.
Chỉ duy nhất giá trị xuất khẩu sang thị trường Anh tăng khả quan 21,8% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài thị trường Anh, 8 tháng năm 2015, giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cũng đạt 99,9 triệu USD, tăng 48,2% so với 8 tháng đầu năm 2014.
"Nửa đầu năm nay, thị trường này là thị trường “cứu cánh” cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt nam khi gặp “sóng gió” tại thị trường lớn: Mỹ và Châu Âu", VASEP cho hay.
Năm 2014, Mexico và Brazil là 2 thị trường hấp dẫn và tiềm năng của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, 8 tháng năm 2015, giá trị xuất khẩu sang 2 thị trường này lại giảm mạnh lần lượt:
18,5% và 42,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một điều đáng tiếc cho xuất khẩu cá tra Việt Nam cho dù nằm hoàn toàn trong dự đoán của các doanh nghiệp.
VASEP dự báo, xuất khẩu sang 2 thị trường này trong năm 2015 sẽ chững hoặc giảm từ 15-30%, tình hình khó khăn cũng sẽ tiếp tục trong năm 2016.
Related news

Xuất phát từ việc một số ND trong xã đi buôn cây quất cảnh ở Văn Giang (Hưng Yên) vào mỗi dịp tết, thấy mức thu từ cây trồng này khá hấp dẫn, họ đã đem về xã trồng thử. Thấy có hiệu quả, phong trào trồng quất nở rộ và nhân rộng ra toàn xã.

Ông kể: Năm 2009, đang lúc loay hoay tìm giống mới để cải tạo vườn, ông được một người bạn giới thiệu giống mít cao sản. Ông lặn lội xuống tận Cái Mơn (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để mua giống về trồng thử. Lúc này, vườn nhà ông đang trồng xoài nhưng sâu bệnh nhiều, hiệu quả không cao.

Cây ngày có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó đã được nhập vào ta từ rất lâu rồi. Trước đây, nó đã được trồng ở nhiều nơi như Bảo Lộc (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang)... Hiện nay, nó được trồng nhiều ở Cao Bằng và Lạng Sơn (nhiều nhất là huyện Tràng Định).

Tại Lâm Đồng, chè được trồng chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 (tốt nhất trồng trong tháng 6). Nhiệt độ 18 - 25 độ C, độ ẩm không khí 80 - 85% và lượng mưa hàng năm từ 1.500 - 2.000mm thích hợp nhất cho chè phát triển.

Nên bón thêm phân hữu cơ bởi phân hữu cơ không những cung cấp dinh dưỡng cho cây mà còn cải thiện tính chất vật lý, hóa học, sinh học trong đất. Nguồn phân hữu cơ bao gồm phân chuồng, phân xanh và các nguyên liệu ép xanh. Sử dụng phân hữu cơ sinh học có thành phần chính: Chất hữu cơ >25%; N 2,5-3%; P205 0,3%; K20 1-1,3%; lượng bón 2,5 tấn/ha/năm. Có thể sử dụng phân chuồng ủ hoai 20 - 25 tấn/ha, bón 3 năm/lần. Phân hữu cơ bón vào đầu mùa mưa, rạch hàng, bón lấp.