Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tận Diệt Thủy Sản Hồ Trị An Trách Nhiệm Thuộc Về Ai?

Tận Diệt Thủy Sản Hồ Trị An Trách Nhiệm Thuộc Về Ai?
Ngày đăng: 03/11/2014

Hơn 2 năm nay, ngư dân đánh bắt thủy sản trên hồ Trị An liên tục kêu cứu vì tình trạng đặt đăng chắn trên hồ ngày càng nhiều. UBND tỉnh đã có quyết định cấm, nhưng đăng chắn vẫn ngang nhiên mọc lên như thách đố.

Trước tình trạng đăng chắn ngang nhiên mọc thêm, nhiều ngư dân thuộc các xã Phú Ngọc, La Ngà (huyện Định Quán) bức xúc đặt câu hỏi: Đặt đăng chắn là vi phạm, nhưng vì sao việc này kéo dài mấy năm liền vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm?

* Lằng nhằng nguyên nhân

Theo phản ánh của các ngư dân đánh bắt thủy hải sản trên hồ Trị An, đăng chắn xuất hiện “rầm rộ” trên hồ Trị An từ cuối năm 2012. Thời điểm đó, Hợp tác xã thương mại dịch vụ thủy sản Phước Lộc được Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai cho nhận khai thác mặt nước đã cho một số người dân ở các xã Phú Ngọc, La Ngà thuê lại mặt nước để đặt đăng chắn, bửng (một loại đăng chắn nhỏ) tại các bãi, eo ngách trên hồ với giá 2,5 triệu đồng/hécta.

Một số người đã bỏ tiền ra thuê vài chục hécta mặt nước trên hồ và đầu tư hàng tỷ đồng làm đăng chắn, bửng. Lưới dùng cho đăng chắn là loại rất dày nên từ cá con vừa được sinh sản lẫn cá bố mẹ khi vào lưới đều bị bắt sạch.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Nai Phùng Cẩm Hà cho biết: “Những nơi đặt đăng chắn là các bãi, eo, ngách đến mùa cá thường vào sinh sản, loại lưới dày sẽ tận diệt hết thủy sản trên hồ. Loại lưới này ngành thủy sản đã cấm từ lâu và không cho sử dụng tại các sông, hồ”. Theo Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, Hợp tác xã thương mại dịch vụ thủy sản Phước Lộc đã giải thể cách đây hơn 1 năm.

Tuy nhiên, thấy những chủ đăng cũ vẫn không chịu dẹp, một số người khác cũng kéo ra quây vùng, đặt thêm đăng chắn. Tình trạng đặt đăng chắn ngày càng phát sinh phức tạp nên ngày 9-7-2014, UBND tỉnh có văn bản 6179 yêu cầu khu bảo tồn phối hợp với huyện Định Quán tiếp tục dẹp bỏ các đăng chắn, bửng.

Ông Trần Nam Biên, Phó chủ tịch UBND huyện Định Quán, cho biết: “Huyện đã có văn bản yêu cầu các chủ đăng chắn phải thảo dỡ trước ngày 15-9-2014, nhưng các chủ đăng không chịu tháo dỡ và khu bảo tồn đã xử phạt hành chính. Huyện đã kiến nghị UBND tỉnh ra quyết định thành lập đoàn cưỡng chế“.

* Cần cưỡng chế sớm

Từ tháng 3-2010, UBND tỉnh đã có Quyết định 15 ban hành quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên - môi trường trên hồ Trị An khá rõ ràng. Trong đó, khu bảo tồn quản lý khai thác thủy sản mặt nước hồ Trị An, Chi cục Thủy sản Đồng Nai kiểm dịch thú y thủy sản, kiểm tra các hoạt động nuôi trồng thủy sản trên hồ và lập biên bản chuyển cơ quan chức năng xử lý các trường hợp vi phạm.

UBND các huyện Định Quán, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống Nhất có trách nhiệm bảo vệ công trình và chịu trách nhiệm khi để xảy ra hiện tượng lấn chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ thuộc địa phương quản lý.

Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đặt đăng chắn là do Hợp tác xã thương mại dịch vụ thủy sản Phước Lộc đã cho thuê mặt nước, vì vậy những hộ đã đầu tư tiền tỷ lằng nhằng không chịu dẹp cũng là điều dễ hiểu.

Nhiều ngư dân đánh bắt thủy sản trên hồ đặt câu hỏi, từ 2012 người dân đã có kiến nghị về việc này, tại sao đơn vị quản lý Hợp tác xã thương mại dịch vụ thủy sản Phước Lộc thấy vi phạm không yêu cầu trả lại tiền cho các hộ đã thuê mặt nước và xử lý dứt dạt việc này, thậm chí để kéo dài đến nay và phát sinh thêm hàng loạt hộ mới với diện tích đặt đăng chắn lên đến cả ngàn hécta.

Đến tận cuối tháng 10-2014, một số chủ đăng chắn vẫn ngang nhiên tiếp tục mở rộng thêm diện tích trước bức xúc của ngư dân đánh bắt trên hồ. Nếu đăng chắn không được dẹp nhanh, diện tích còn có thể tăng gấp nhiều lần vì lợi nhuận thu được từ đánh bắt hải sản kiểu này khá cao.

Xét về quy mô, với cả ngàn hécta đăng chắn, bửng được bảo vệ nghiêm ngặt của các chủ đăng, liệu huyện Định Quán có thể dẹp nổi? Phó chủ tịch UBND huyện Định Quán Trần Nam Biên cho biết: “Huyện đang đợi tỉnh có quyết định thành lập đoàn cưỡng chế để tiến hành tháo dỡ. Vì để đăng chắn tồn tại kéo dài, gây ra 2 nguy cơ lớn là: những ngư dân đánh bắt cá trên hồ gặp mưa dông sẽ không vào bờ trú kịp, rất nguy hiểm cho tính mạng và đánh bắt kiểu tận diệt này ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, môi trường”.

Theo Phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Nguyễn Ngọc Thường, đặt hàng loạt đăng chắn, bửng trên hồ Trị An để đánh bắt hải sản kiểu tận diện là vi phạm nghiêm trọng đến môi trường. Do đó, cần cưỡng chế tháo dỡ đăng chắn càng sớm càng tốt.

Giám đốc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Phạm Minh Đạo cho biết: “Từ năm 2013, tình trạng đăng chắn phát sinh nhiều, Sở có kiến nghị với tỉnh nhanh chóng thành lập đoàn cưỡng chế để tháo dỡ tất cả. Việc đầu tiên cần làm bây giờ là nhanh chóng cưỡng chế tháo dỡ đăng chắn trên hồ rồi sau đó sẽ điều tra làm rõ thêm các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nếu đơn vị nào vi phạm sẽ xử lý tiếp”.


Có thể bạn quan tâm

Sản xuất mía nâng chữ đường, nâng thu nhập Sản xuất mía nâng chữ đường, nâng thu nhập

Trong sản xuất mía hiện nay, chữ đường (CCS) được xem là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định đến giá mía và nguồn thu nhập của người dân. Do đó, với sự hỗ trợ tích cực từ Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), hiện người trồng mía trên địa bàn tỉnh đã và đang áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để cây mía đạt CCS tốt nhất đến ngày thu hoạch.

18/07/2015
Hồ tiêu liên tiếp được mùa, được giá Hồ tiêu liên tiếp được mùa, được giá

Đây là năm thứ 2 liên tiếp, người trồng tiêu ở xã Sơn Thành Tây (huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) được mùa, được giá. Người trồng ít cũng thu nhập trên trăm triệu đồng. Tuy nhiên, ngành chức năng lo ngại, nếu nông dân mở rộng diện tích trồng tiêu sẽ kéo theo sản xuất thiếu bền vững.

18/07/2015
Sâu đục thân hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ Sâu đục thân hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ

Có 2 loại sâu đục thân hại cây cà phê là sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat) và sâu đục thân mình hồng (Zeuze coffea Nietner). Chúng hoạt động quanh năm và phát triển mạnh ở những khu vực nhiệt độ cao và nhiều ánh sáng.

18/07/2015
Ấn Độ phát triển giống lúa hữu cơ ưu thế lai chịu mặn Ấn Độ phát triển giống lúa hữu cơ ưu thế lai chịu mặn

Hiện nay, nông dân trồng lúa trong vùng nước nhiễm mặn của các huyện phía Bắc của các tiểu bang, đặc biệt là tiểu bang Kattampally, có thể trồng giống lúa hữu cơ chịu mặn mới được lai tạo trong chương trình nhân giống cây trồng hữu cơ của Trạm Nghiên cứu Nông nghiệp Vùng (RARS) tại Pilikkode thuộc Kasaragod của Ấn Độ.

18/07/2015
Phân bón nguồn cung dồi dào, giá ổn định Phân bón nguồn cung dồi dào, giá ổn định

Sau một thời gian tăng giá cục bộ, những ngày qua giá các loại phân bón đã ổn định trở lại.

18/07/2015