Xuất khẩu cá tra tốt hơn nhờ thị trường Trung Quốc, Anh

XK cá tra sang Mỹ chững ngay từ đầu năm, tuy nhiên, giá trị XK không giảm mạnh. Tính đến hết tháng 8/2015, giá trị XK đạt 207,9 triệu USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 20,3% tổng giá trị XK.
Theo số liệu của ITC tính toán trên thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, 7 tháng đầu năm 2015, giá trị NK cá tra và cá da trơn của Mỹ giảm 6 - 12% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, cá tra Việt Nam đang bị giảm thị phần tại thị trường Mỹ do thuế CBPG và bị giành thị phần bởi các mặt hàng tôm, cá hồi và mặt hàng cá rô phi của Trung Quốc.
Quý I/2015, giá trị NK cá rô phi và cá tra của Mỹ tăng mạnh 52 - 53% so với cùng kỳ năm 2014, nhưng quý II/2015, giá trị NK 2 sản phẩm này lại giảm, trong đó, giá trị NK cá rô phi của Mỹ giảm 12,5%; cá tra và cá da trơn giảm 6,8% so với quý II/2014.
Điều đáng lưu ý, quý I/2015, tỷ trọng NK cá tra và cá da trơn của Mỹ từ Trung Quốc tăng mạnh.
Quý IV/2014, giá trị NK cá tra và cá da trơn của Mỹ từ Trung Quốc tăng đột biến 411% so với quý III/2014. Tiếp đà tăng, quý I/2015, giá trị NK mặt hàng của Mỹ từ Trung Quốc lại tăng 46% so với quý IV/2014.
Quý III/2014, giá trị NK cá tra và da trơn của Mỹ từ Trung Quốc chỉ chiếm 2,6% nhưng quý I/2015 đã tăng lên 16,2%.
Đây cũng có thể là một lý do khiến NK cá tra từ Việt Nam của Trung Quốc 6 tháng đầu năm nay tăng rất mạnh.
Sau Mỹ, thị trường XK lớn thứ 2 - EU, giá trị XK 8 tháng đầu năm 2015 giảm mạnh hơn: 18,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 4 thị trường XK lớn nhất trong khối là: Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha và Đức chỉ duy nhất giá trị XK sang thị trường Anh tăng khả quan 21,8% so với cùng kỳ năm trước. 3 thị trường XK lớn còn lại là: Hà Lan giảm 9,3%; Tây Ban Nha giảm 44,8% và Đức giảm 30,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Ngoài thị trường Anh, 8 tháng đầu năm 2015, giá trị XK sang thị trường Trung Quốc cũng đạt 99,9 triệu USD, tăng 48,2% so với 8 tháng đầu năm 2014. Có thể nói, nửa đầu năm nay, thị trường này là thị trường “cứu cánh” cho nhiều DN XK cá tra Việt nam khi gặp “sóng gió” tại thị trường lớn: Mỹ và Châu Âu.
Năm 2014, Mexico và Brazil là 2 thị trường hấp dẫn và tiềm năng của nhiều DN XK cá tra Việt Nam, tuy nhiên, 8 tháng đầu năm 2015, giá trị XK sang 2 thị trường này lại giảm mạnh lần lượt: 18,5% và 42,8% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là một điều đáng tiếc cho XK cá tra Việt Nam cho dù nằm hoàn toàn trong dự đoán của các DN. Dự báo, XK sang 2 thị trường này trong năm 2015 sẽ chững hoặc giảm từ 15 - 30%, tình hình khó khăn cũng sẽ tiếp tục trong năm 2016.
XK cá tra 8 tháng đầu năm vẫn còn nhiều “mảng tối” một số thị trường lớn, từ nay tới cuối năm 2015 sẽ có nhiều DN cán đích không đạt được mục tiêu đề ra từ đầu năm.
Ngoài việc nỗ lực hết sức để giành thị phần, các DN trông chờ vào các chính sách trong nước không gây khó khăn thêm hoạt động sản xuất, XK của DN.
Có thể bạn quan tâm

Theo Tổng cục Thủy sản, sản lượng thủy sản trong tháng 5 tăng 2,4% so với tháng 5/2014. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 257 nghìn tấn (sản lượng khai thác hải sản đạt 242 nghìn tấn, sản lượng khai thác nội địa đạt 15 nghìn tấn). Lũy kế từ đầu năm, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 2,4 triệu tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng nuôi trồng đạt 351 nghìn tấn.

Hội thảo quy hoạch nuôi tôm nước lợ khu vực ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 tổ chức tại Bạc Liêu là diễn đàn thảo luận giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp sản xuất con giống và người nuôi tôm. Vấn đề được các đại biểu quan tâm hàng đầu tại hội thảo là đầu tư hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản và chất lượng tôm giống. Hai nội dung này được bàn luận sôi nổi tại hội thảo.

Tình hình xuất khẩu nông thủy sản từ đầu năm 2015 đến nay gặp khó khăn, giá trị thu về không như mong muốn, nhiều doanh nghiệp hoạt động ì ạch, trong khi các chỉ tiêu phát triển kinh tế bị ảnh hưởng... Gỡ khó cho xuất khẩu nông thủy sản đang được các bộ ngành trung ương và các tỉnh tập trung quyết liệt.

Gần 8 năm đầu tư phát triển chăn nuôi, trang trại của ông Nguyễn Công Bắc ở Hợp tác xã 6, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn được coi là một trong những trang trại điển hình của tỉnh Sơn La về áp dụng phương pháp an toàn sinh học, chăn nuôi khép kín, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đem lại hiệu quả kinh tế, hạn chế tác động môi trường.

Giống gà “mặt quỷ” (Ayam Cemani), được xem là giống gà đắt giá nhất trên thế giới, có xuất xứ từ Indonesia. Nhiều người dân bản địa tin rằng, người sở hữu giống gà này sẽ đem lại nhiều may mắn trong cuộc sống. Với giới kinh doanh, nuôi loại gà này đang mở ra triển vọng doanh thu và lợi nhuận cao.