Thực Phẩm Nhập Lậu Tiềm Ẩn Nhiều Nguy Hại
Thời gian gần đây, động vật, thực phẩm tươi sống nhập lậu và cả nhập chính ngạch không được kiểm dịch, kém phẩm chất… vào Việt Nam ngày càng gia tăng và tiềm ẩn nhiều mối nguy hại.
Hàng lậu nguy hại cao
Ngày 1/9/2014, Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan cùng cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên đã bắt giữ 8 xe tải chở gần 100 tấn hàng lậu, trị giá hàng chục tỷ đồng về Hà Nội tiêu thụ. Trong số hàng lậu bị phát hiện có một lượng lớn là trứng gia cầm chưa được kiểm dịch.
Tại Quảng Ninh, cuối tháng 8/2014, lực lượng công an phát hiện ôtô tải biển số 34 M- 4275 chở hơn 200kg thịt bò, 800kg chân gà đông lạnh đều đã quá hạn sử dụng, bốc mùi ôi thiu. Lô hàng chứa trong các thùng xốp bằng chữ Trung Quốc và không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Trên biên giới Tây Nam, xã An Phú (huyện Tịnh Biên), xã Vĩnh Gia (huyện Tri Tôn) tỉnh An Giang và xã Vĩnh Điều (huyện Giang Thành)tỉnh Kiên Giang là 3 khu vực luôn có một lượng lớn trâu bò nhập lậu. Theo người dân địa phương, từ tháng 5 đến nay, có hàng trăm con trâu bò được nhập lậu từ Campuchia về, mỗi con thương lái thu lợi từ 1- 3 triệu đồng. Ngoài việc trốn thuế, hầu hết trâu bò nhập lậu đều không được kiểm dịch.
Trung tuần tháng 8/2014, Chi cục QLTT TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện kho hàng của Công ty TNHH Minh Nhật Quốc Tế (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) gần 200 thùng với trọng lượng 21 tấn vỏ ruột heo nhập lậu từ Trung Quốc. Chủ cơ sở khai nhận số hàng hàng trên dùng để chế biến lạp xưởng.
Cùng thời điểm này, cơ quan chức năng phát hiện Công ty TNHH MTV Hòa Thắng (xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) đang tổ chức sơ chế 470 kg tai heo dùng làm thực phẩm cho người. Công ty Hòa Thắng đăng ký chức năng sản xuất tép mỡ, mỡ nước cung cấp nguyên liệu làm thức ăn gia súc, nhưng số tai heo bị phát hiện lại sản xuất thành thực phẩm dùng cho người.
Từ đầu năm đến nay, lực lượng QLTT TP.Hồ Chí Minh đã kiểm tra và xử lý 457 vụ vi phạm về kinh doanh thực phẩm, trong đó có 218 vụ buôn bán thực phẩm ngoại nhập lậu. Ngoài ra, lực lượng QLTT còn lập biên bản 72 cơ sở kinh doanh hàng nhập khẩu không có nhãn phụ tiếng Việt hoặc nhãn ghi không đủ nội dung bắt buộc, 39 cơ sở buôn bán, chế biến thực phẩm không có chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm từ nguyên liệu nhập khẩu.
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các Sở y tế, các bộ, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm; lấy mẫu các sản phẩm thực phẩm nghi ngờ không bảo đảm an toàn để kiểm nghiệm; phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm an toàn thực phẩm và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hàng chính ngạch cũng đầy rủi ro
Hàng nhập lậu kém chất lượng đã đành, thời gian gần đây, nhiều lô hàng động vật, thực phẩm tươi nhập khẩu chính ngạch cũng bị phát hiện gian lận về xuất xứ, chất lượng kém, vi phạm về kiểm dịch, trong đó có nhiều lô hàng buộc phải tái xuất.
8 tháng đầu năm, Cơ quan Thú y vùng VI đã kiểm dịch 14.759 lô hàng nhập khẩu, trong đó động vật 819.498 con, sản phẩm động vật 595.972 tấn, động vật thủy sản 45.718.611 con và 241.6755 tấn sản phẩm thủy sản.
Ông Nguyễn Xuân Bình - Giám đốc Cơ quan Thú y vùng VI - cho biết, 8 tháng đầu năm, Thú y vùng VI đã xử lý 11 lô hàng vi phạm, số lượng 83 tấn sản phẩm, thu tiền xử phạt hơn 311 triệu đồng.
Trong số hàng vi phạm, sản phẩm sữa có 2 lô, trọng lượng hơn 7 tấn, trị giá lô hàng 14 triệu đồng, do giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không hợp lệ. Sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm có 3 lô, với gần 15 tấn, trị giá hàng 75 triệu đồng, vi phạm nhãn hàng hóa không đúng quy định và 1 lô 28 tấn, giá trị 20 triệu đồng vi phạm bảo quản sản phẩm động vật không đúng địa điểm quy định.
Có thể bạn quan tâm
Giá tiêu tăng cao, hàng trăm hộ nông dân tại huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đã đổ xô đi trồng loại cây này.
12 hộ nuôi heo tại Tiền Giang có 32 mẫu nước tiểu dương tính với chất tạo nạc salbutamol bị xử phạt 7,5 triệu đồng/hộ.
Ngày 16-9, ông Trần Duy Khanh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết đã có kết luận về vụ thịt đùi gà Mỹ giá siêu rẻ bán tại Việt Nam và khẳng định có gian lận thương mại trong việc nhập khẩu đùi, cánh gà Mỹ.
Trong bảy tháng đầu năm 2015 Thái Lan vẫn đứng đầu trong tốp 10 nước cung cấp rau quả nhiều nhất vào Việt Nam, đạt hơn 95,7 triệu đô la Mỹ, Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết vào ngày 16-9.
rong khi Việt Nam chịu thâm hụt thương mại nặng nề với Trung Quốc ở nhiều ngành hàng thì trong thương mại gỗ, Việt Nam lại đạt mức thặng dư bình quân hàng năm khoảng 600 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên, thương mại ngành hàng này giữa hai nước lại thể hiện tính thiếu bền vững, nhiều rủi ro và cần phải có những giải pháp khắc phục trong thời gian tới.