Xuất Khẩu Thủy Sản Nhiều Tín Hiệu Vui
Theo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mới đây Nga tiếp tục dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu đối với một số doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Đầu tháng 8/2014, Nga cho phép 7 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường nước này.
Nhu cầu tôm tại thị trường Nhật Bản ổn định - nhận định này dựa trên cơ sở động thái của các nhà nhập khẩu Nhật Bản đã đặt hàng đều đặn từ đầu năm đến nay. Điều này có một phần do nguồn tôm từ Thái Lan giảm nhiều do dịch bệnh, gián tiếp “nhường sân” cho tôm Việt Nam.
Theo Tổng cục Thủy sản, hiện cả nước có 3.600 tàu khai thác cá ngừ đại dương với sản lượng từ năm 2012 đến nay ổn định ở mức 16 nghìn tấn/năm, tập trung ở vùng biển ngoài khơi các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà. Tuy vậy, vẫn còn bất cập từ khai thác – bảo quản – thu mua chế biến – xuất khẩu.
Để khắc phục, mới đây Công ty Cổ phần thủy sản Bình Định và Công ty General Offce Co Ltd (Nhật Bản) đã liên kết đánh bắt, bảo quản cá theo công nghệ Nhật Bản. Chuyến cá đạt chất lượng cao đầu tiên đã “ra mắt” tại Trung tâm Bán đấu giá thành phố Osaka. 10 con cá ngừ, nặng 448kg đã bán được với giá bình quân 1.200 yên/kg, tương đương 240.000 đồng/kg, cao hơn 2,5 lần giá của các đại lý thu mua cá ngừ đại dương ở Việt Nam hiện nay.
Đặc biệt, trong lô hàng trên có một con được bán với giá 2.100 yên/kg, tương đương 420.000 đồng/kg, là mức giá cao trên thị trường Nhật Bản. Cùng vào thời điểm này, kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản đã được triển khai nhằm năng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững với những nội dung cụ thể cho từng lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác, chế biến, đổi mới cơ chế, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tăng cường hợp tác quốc tế...
Để tận dụng được thời cơ, mấu chốt là các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực về mọi mặt, trọng tâm là chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Với mong muốn giúp người thụ hưởng Chương trình 30a nhanh chóng thoát nghèo, các huyện nghèo trong tỉnh Quảng Ngãi đã chọn con giống lai có lợi thế về năng suất, sản lượng để hỗ trợ. Thế nhưng, hiệu quả mang lại là không cao.
Chúng tôi có mặt tại vườn mướp hương của gia đình anh Trần Đình Đạo (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chứng kiến những trái mướp dài treo tua tủa trên giàn đang chuẩn bị thu hoạch.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích canh tác, tháng 8-2013, xã Quang Hiến (Lang Chánh - Thanh Hóa) đã phối hợp với Công ty TNHH VietGap ở huyện Yên Định xây dựng mô hình trồng ớt xuất khẩu tại thôn Bàn trên diện tích 5 ha, với 38 hộ dân tham gia.
Đến hẹn lại lên, những tháng cuối năm cũng là thời điểm nhiều địa chỉ “chế tác hàng độc” phục vụ tết ở ĐBSCL khởi động. Theo giới “chế tác hàng độc”, năm nay sẽ khan hiếm sản phẩm “độc” do mất mùa nhưng có nhiều mẫu mã mới được trình làng.
Những con đường bê tông phẳng lì, những ngôi nhà ngày một khang trang, các cánh đồng sản xuất nông nghiệp trù phú... Đó là những đổi thay có thể nhìn thấy được ngay ở xã điểm nông thôn mới Tân Thịnh, huyện Lạng Giang. Còn nhớ, cách đây 3 năm (năm 2009), khi được Ban Bí thư Trung ương chọn làm xã điểm đại diện cho vùng trung du miền núi phía Bắc để xây dựng nông thôn mới (NTM), Tân Thịnh còn ngổn ngang công việc, chưa tiêu chí nào đạt được.