Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giữ Chất Lượng Cá Tra

Giữ Chất Lượng Cá Tra
Ngày đăng: 22/09/2014

Từ giữa tháng 9/2014, bắt đầu đăng ký nuôi cá tra và hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra, thực hiện Nghị định 36 của Chính phủ, để đưa ngành cá tra vượt qua khủng hoảng.

Đăng ký nuôi với cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh, thực hiện cho từng ao, gồm mã số nhận diện và sản lượng. Còn đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra với Hiệp hội Cá tra Việt Nam.

Việc đăng ký nhằm đưa ngành cá tra đi vào sản xuất có quy hoạch, đảm bảo chất lượng để xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam. Hiện nay, quy hoạch tổng thể nuôi cá tra đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt, các địa phương căn cứ vào đó xây dựng quy hoạch chi tiết.

Cá tra nuôi trong vùng quy hoạch, có mã số nhận diện, đem chế biến mới có thể xuất khẩu. Nói có thể xuất khẩu vì sản phẩm chế biến còn phải đảm bảo chất lượng qua kiểm tra của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản, được Hiệp hội Cá tra Việt Nam xác nhận đăng ký, mới đủ điều kiện thông quan.

Chất lượng cá tra đang là vấn đề rất lớn. Vài năm gần đây, có tình trạng một số doanh nghiệp chế biến đã dùng máy quay cho nước ngấm vào thịt cá làm tăng trọng đến 20 - 30%.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam Hồ Văn Vàng nói: “Khi rã đông, miếng thịt cá bở, không còn ngon cho nên cá tra không được người tiêu dùng ưa chuộng như trước năm 2000”.

Nghị định 36 quy định cụ thể hàm ẩm và tỷ lệ mạ băng để giữ chất lượng cá tra, những sản phẩm kém chất lượng sẽ bị đình chỉ xuất khẩu, có thể tiêu hủy và phạt nặng cơ chế chế biến.


Có thể bạn quan tâm

Niềm vui chuyển đổi cây trồng Niềm vui chuyển đổi cây trồng

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, đã có những chuyển biến tích cực. Kinh tế vườn, nhất là cây cam sành cho thu nhập cao.

05/08/2015
Tái cơ cấu ngành chăn nuôi Tái cơ cấu ngành chăn nuôi

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của nông nghiệp vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, thời gian qua, việc phát triển các mô hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn như bị dịch bệnh, thiên tai, giá thức ăn tăng cao, trong khi thị trường tiêu thụ không ổn định... Phát triển bền vững sản xuất chăn nuôi đang là vấn đề mà các địa phương tập trung tái cơ cấu.

05/08/2015
Giống cây mới ở Việt Nam nông dân đầu tiên trồng Sachi Giống cây mới ở Việt Nam nông dân đầu tiên trồng Sachi

Hơn nửa năm làm quen với loài cây lạ, tính năng nổi trội dễ nhận thấy là khả năng chịu lạnh và sương muối tốt vào mùa đông; chống chọi vô tư với nắng và hạn vào mùa hè. Đã thế lãi to lại hứa hẹn chỉ sau năm đầu tiên cây giống cắm rễ./ Sachi - vua của các loại hạt

05/08/2015
Cơ hội mở cho cây mắc ca Cơ hội mở cho cây mắc ca

Ngày 31 – 7, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Công ty Cổ phần Him Lam (TP. Hồ Chí Minh) đã ký kết hợp tác phát triển dự án mắc-ca tại Tây Nguyên theo mô hình kết nối "4 nhà": Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp.

05/08/2015
66% diện tích lúa chất lượng cao năm 2020 66% diện tích lúa chất lượng cao năm 2020

Đây là một trong những nội dung được đề cập tới tại Quy hoạch phát triển sản xuất lúa trên địa bàn TP Hà Nội theo hướng bền vững giai đoạn đến năm 2020 vừa được UBND TP phê duyệt.

05/08/2015