Xuất Khẩu Cá Tra Đồng Bằng Sông Cửu Long Đạt Giá Trị Hơn 1,1 Tỷ USD

Theo Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra ĐBSCL, các tỉnh trong vùng vừa xuất 84.000 tấn cá tra.
Như vậy, Tổng lượng cá tra đã xuất từ đầu năm đến nay sang 133 quốc gia và vùng lãnh thổ được nâng lên 377.000 tấn, trị giá 1,132 tỷ USD, thấp hơn cùng kỳ năm 2011 là 3,2%. Trong đó, Mỹ, các nước EU, ASEAN tiêu thụ 59% lượng cá tra.
Giá cá tra nguyên liệu vào thời điểm đầu năm 2012 có lúc đạt 28.000 đồng/kg, nhưng hiện chỉ còn 22.000 - 22.500 đồng/kg. Giá thức ăn tiếp tục tăng làm cho giá thành sản xuất mỗi kg cá tra từ 23.800 - 24.200 đồng/kg.
Với giá trên, người nuôi bị lỗ và hiện đã xuất hiện tình trạng “treo ao” với diện tích vài trăm ha. Dự báo từ nay đến cuối năm, các nhà máy chế biến sẽ bị thiếu nguyên liệu cá trầm trọng.
Nhằm tháo gỡ khó khăn trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các tỉnh ĐBSCL ổn định diện tích nuôi ít nhất 5.500 ha trong năm 2012, phấn đấu đạt sản lượng 1,2 triệu tấn cá thịt, không để các nhà máy chế biến thiếu nguyên liệu.
Các tỉnh cần quan tâm chất lượng cá giống, chất lượng thức ăn để đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu, tăng cường bảo vệ và phát triển thị trường cá tra, chủ động đấu tranh với những thông tin sai lệch, bôi nhọ sản phẩm cá tra Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 29-6, giá cá tra loại 1 chỉ còn khoảng 18.500 - 19.000 đồng/kg, người nuôi lỗ 3.000 - 3.500 đồng/kg; dù giá cá giảm mạnh nhưng người nuôi vẫn khó bán bởi các nhà máy hạn chế thu mua.

Sau một thời gian khảo sát tìm hiểu, ông Nguyễn Quốc Minh từ TP.HCM đã quyết định lên Đà Lạt (Lâm Đồng) đầu tư 42 tỷ đồng để xây dựng trang trại trồng cà phê sạch - nuôi chồn và sản xuất chế biến cà phê chồn.

Kết quả xét nghiệm mẫu nước tại 12 địa điểm nuôi thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên của Trung tâm Giống và Kỹ thuật Thủy sản Phú Yên cho thấy dịch bệnh trên tôm hùm và cá mú vẫn tiếp tục xảy ra tại hai xã Xuân Thịnh và Xuân Phương thuộc thị xã Sông Cầu.

Trên địa bàn thị xã Tam Điệp (Ninh Bình), diện tích nuôi trồng thuỷ sản đang được mở rộng, tuy nhiên các hộ nuôi nơi đây chủ yếu vẫn trông chờ vào nguồn cá giống do thương lái đưa về, vận chuyển xa nên chất lượng cá không đảm bảo, tỷ lệ sống thấp, cá nuôi chậm lớn, hay bị bệnh, năng suất không cao.

Các nhà sản xuất, phân phối cá tầm Việt Nam vừa gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ về việc cần có giải pháp chống cá tầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc đang đe dọa trực tiếp đến ngành nuôi cá tầm và quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam.