Xuất Khẩu Cá Tra Đồng Bằng Sông Cửu Long Đạt Giá Trị Hơn 1,1 Tỷ USD

Theo Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra ĐBSCL, các tỉnh trong vùng vừa xuất 84.000 tấn cá tra.
Như vậy, Tổng lượng cá tra đã xuất từ đầu năm đến nay sang 133 quốc gia và vùng lãnh thổ được nâng lên 377.000 tấn, trị giá 1,132 tỷ USD, thấp hơn cùng kỳ năm 2011 là 3,2%. Trong đó, Mỹ, các nước EU, ASEAN tiêu thụ 59% lượng cá tra.
Giá cá tra nguyên liệu vào thời điểm đầu năm 2012 có lúc đạt 28.000 đồng/kg, nhưng hiện chỉ còn 22.000 - 22.500 đồng/kg. Giá thức ăn tiếp tục tăng làm cho giá thành sản xuất mỗi kg cá tra từ 23.800 - 24.200 đồng/kg.
Với giá trên, người nuôi bị lỗ và hiện đã xuất hiện tình trạng “treo ao” với diện tích vài trăm ha. Dự báo từ nay đến cuối năm, các nhà máy chế biến sẽ bị thiếu nguyên liệu cá trầm trọng.
Nhằm tháo gỡ khó khăn trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các tỉnh ĐBSCL ổn định diện tích nuôi ít nhất 5.500 ha trong năm 2012, phấn đấu đạt sản lượng 1,2 triệu tấn cá thịt, không để các nhà máy chế biến thiếu nguyên liệu.
Các tỉnh cần quan tâm chất lượng cá giống, chất lượng thức ăn để đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu, tăng cường bảo vệ và phát triển thị trường cá tra, chủ động đấu tranh với những thông tin sai lệch, bôi nhọ sản phẩm cá tra Việt Nam.
Related news

Đó là kết quả được đánh giá tại Hội thảo mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel với các loài cá truyền thống khác (cá rô phi là chính) theo hướng an toàn diễn ra ngày 23 tháng 10 năm 2014, tại xã Hưng Đạo, Tứ Kỳ, Hải Dương.

"Một năm SX nông nghiệp không đạt lợi nhuận 100 triệu đ/ha trở lên là không đủ chi phí cho gia đình 7 người", vợ chồng ông Dương Văn Thắng ở xã Long An (Long Hồ, Vĩnh Long) chia sẻ.

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 phấn đấu đạt 7 tỉ USD; trong đó riêng mặt hàng tôm là 3,5 tỉ USD, chiếm 50% về giá trị. Có thể nói, con tôm đang trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng điều nghịch lý là hàng loạt hộ nuôi tôm ở ĐBSCL luôn phập phồng nỗi lo thua lỗ bởi dịch bệnh tràn lan và giá cả lên xuống thất thường...

Từ năm 2010 đến nay, Sóc Trăng không còn công nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, toàn bộ sản lượng cá thương phẩm đều bán cho các tỉnh lân cận. Theo thống kê của ngành thì người nuôi cá tra ở Sóc Trăng bị thua lỗ liên tục từ năm 2008 đến nay do chi phí đầu vào cao hơn từ 1.200 đến 2.500 đồng trên 1kg cá thương phẩm.

Chúng tôi tới thăm gia đình anh Trần Văn Dương khi anh đang cho cá ăn, dù đang bận tay với công việc nhưng gương mặt không giấu được niềm vui, anh nhẩm tính: “Với 4.000 m2 diện tích ao nuôi cá chép V1 làm chính, qua 4 tháng nuôi, tôi thấy cá lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt khoảng 400gam/con, với giá thị trường hiện nay là 35.000 đồng/kg, gia đình có thể thu lợi nhuận khoảng 27 triệu đồng”.