Thái Nguyên Cấp Trên 23 Triệu Hom Chè Cho Nông Dân

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh Thái Nguyên đang triển khai trồng mới, trồng lại chè. Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh sẽ trồng mới, trồng lại 1.600 ha chè, trong đó 1.500 ha được hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); 100 ha được tỉnh hỗ trợ kinh phí.
Hình thức hỗ trợ 100% giá giống, với loại giống chủ yếu là chè cành LDP1 và một số giống nằm trong cơ cấu hỗ trợ giá giống của tỉnh như Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên…
Để trồng chè đảm bảo đúng thời vụ, từ đầu tháng 9, ngành Nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương cấp giống chè cho nông dân. Tính đến hết tháng 9 đã cấp được trên 23 triệu hom giống, phục vụ trồng được khoảng gần 1.300 ha. Số còn lại sẽ được cấp trong tháng 10.
Cán bộ khuyến nông các xã cũng đã hướng dẫn người dân sau khi nhận giống chè phải chăm sóc cho các hom giống hồi xanh mới được đem trồng.
Các địa phương phấn đấu sẽ hoàn thành trồng mới chè vào cuối tháng 10, đầu tháng 11. Hoàn thành trồng mới chè theo kế hoạch năm 2014 đề ra, tỉnh ta sẽ có gần 21 nghìn ha chè, tăng khoảng 3,3% so với năm 2013, trong đó diện tích chè cho sản phẩm xấp xỉ 18 nghìn ha.
Có thể bạn quan tâm

Ban Quản lý dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển Chương trình khí sinh học (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với đơn vị chuyên môn thực hiện mô hình hỗ trợ chứng nhận sản phẩm an toàn đối với vải thiều.

Thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trúc Anh (gọi tắt là Công ty Trúc Anh), Doanh nghiệp tư nhân tôm giống Dương Hùng (gọi tắt là DNTN Dương Hùng) đầu tư, hỗ trợ và xây dựng mô hình nuôi tôm an toàn sinh học (ATSH), nhằm chuyển giao khoa học - kỹ thuật và xây dựng mô hình để nhân rộng ra cho nông dân học tập kinh nghiệm.

Anh Lê Tuấn Anh 39 tuổi, thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) trồng đu đủ cho thu nhập cao.

Đến các xã vùng cao của huyện Hà Quảng, nhận ra những nét mới ở nơi đây. Ý thức vệ sinh môi trường của bà con các dân tộc vùng cao đã có nhiều chuyển biến, chuồng trại nuôi trâu, bò được che chắn cẩn thận, láng xi măng sạch sẽ, gia súc được di dời ra khỏi gầm sàn nhà ở đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, tạo tiền đề cho huyện thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Ngày 24/1, tại xã Bá xuyên, Sở Khoa học - Công nghệ phối hợp với Phòng Kinh tế T.X Sông Công (Thái Nguyên) tổ chức Hội thảo mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất khoai tây vụ đông 2012 nhằm đánh giá năng suất, chất lượng của giống khoai tây Solara, nhập khẩu từ nước Cộng hòa Liên bang Đức.