Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân U Minh Trúng Mùa Khoai Môn

Nông Dân U Minh Trúng Mùa Khoai Môn
Ngày đăng: 04/10/2014

Thời gian qua, nhiều hộ dân trên tuyến bờ bao thuộc ấp 12, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (Cà Mau) tận dụng diện tích bờ bao lâm phần để trồng khoai môn. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nên hầu hết diện tích khoai môn của người dân đều phát triển tốt. Hiện bà con đang bước vào vụ thu hoạch, trúng mùa nên ai nấy đều phấn khởi.

Gia đình bà Nguyễn Thị Út là một trong những hộ trồng khoai môn đầu tiên ở ấp 12, xã Khánh Tiến. Bà hiểu rất rõ từng đặc tính của cây khoai môn, nhờ vậy mà diện tích môn của gia đình bà năm nào cũng cho năng suất khá cao.

Bà Út vui mừng chia sẻ: “Môn là một trong những loại cây trồng rất phù hợp với vùng đất nơi đây. Chỉ cần chọn giống tốt, bón phân, vô đất chân phù hợp là môn cho củ tốt. Tuy nhiên, hơn 7 năm trồng, chưa năm nào gia đình tôi trúng khoai môn như năm nay.

Mấy bữa rày thu hoạch cũng được hơn 1 tấn. Ước thu hết diện tích bờ bao ngang 5 m, dài 1.000 m chắc cũng được từ 5-7 tấn khoai môn, thu về khoảng 50 - 70 triệu đồng”.

Hiện có hơn 20 hộ dân nơi đây tham gia trồng khoai môn. Với gia đình bà Phạm Thuý Hằng thì việc trồng môn có phần năng động hơn. Thay vì chỉ trồng duy nhất 1 loại môn tàu, gia đình bà Hằng còn trồng môn sáp. Theo bà, môn sáp ít bệnh và cho năng suất cao, đồng thời cũng được người tiêu dùng chọn lựa nhiều hơn nên giá bán cũng cao hơn môn tàu.

Bà Hằng vui mừng cho biết: “Những ngày qua, gia đình tôi đang bắt đầu thu hoạch khoai mẫu cho các thương lái ở huyện và một vài thương lái ở Cà Mau. Sau khi lấy mẫu bán thử, các thương lái đã đồng ý mua liếp khoai của gia đình. Từ đây tới cuối tháng 9 âm lịch gia đình tôi sẽ thu hoạch toàn bộ diện tích, ước đạt từ 6 tấn trở lên”.

Tuy nhiên, hiện giá khoai môn còn ở mức thấp, thương lái đến tận nơi thu mua chỉ từ 10.000-12.000 đồng/kg thay vì 12.000 - 15.000 đồng/kg như năm trước. Bà con đang chờ đợi giá khoai tăng lên chút ít mới thu hoạch rộ.

Mô hình trồng môn là một trong những mô hình được người dân ấp 12, xã Khánh Tiến duy trì trong nhiều năm qua, giúp người dân khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất, tăng thu nhập gia đình, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống. Ðã có không ít hộ nhờ trồng khoai môn mà điều kiện kinh tế gia đình được cải thiện, gia đình bà Út, bà Hằng hay ông Toàn là những điển hình như thế.

Chị Lê Ngọc Ngân, Bí thư Chi bộ ấp 12, xã Khánh Tiến, cho biết: “Mô hình trồng môn là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân. Ban đầu chỉ có một vài hộ thực hiện, nhưng với hiệu quả mà nó mang lại đến nay trong ấp đã có nhiều người tham gia thực hiện.

Ðây cũng là một trong những mô hình được ấp chọn thực hiện mô hình “Dân vận khéo”. Thời gian tới, chúng tôi sẽ chỉ đạo cho các ban, ngành, đoàn thể ấp tiếp tục vận động bà con mở rộng mô hình, giúp người dân tăng thu nhập, vươn lên ổn định cuộc sống".


Có thể bạn quan tâm

Nuôi heo sinh sản có hiệu quả Nuôi heo sinh sản có hiệu quả

Những năm gần đây, chị Nguyễn Thị Năm ở ấp Mỹ Bình, tỉnh Tiền Giang đã áp dụng tốt tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tuân thủ nghiêm các quy trình chăn nuôi theo khuyến cáo của ngành thú y, nên duy trì được đàn heo sinh sản và heo thịt cho lợi nhuận khá.

19/10/2015
Cơ hội vàng về thời gian để chăn nuôi Việt Nam thắng trong TPP Cơ hội vàng về thời gian để chăn nuôi Việt Nam thắng trong TPP

Vì còn nhiều thời gian chuẩn bị, người trong cuộc ngành chăn nuôi Việt Nam tự tin còn nhiều cơ hội để thắng, chí ít là không thua trên sân nhà.

19/10/2015
Chủ động phòng dịch bệnh gây hại trên đàn gia súc, gia cầm Chủ động phòng dịch bệnh gây hại trên đàn gia súc, gia cầm

Hiện nay, thời tiết trên địa bàn thường xuất hiện những đợt nắng, mưa thất thường - là điều kiện có thể phát sinh các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm (GS,GC).

19/10/2015
Chuyện làm giàu của nông dân Phan Văn Miền Chuyện làm giàu của nông dân Phan Văn Miền

Con đường đất nhỏ ngoằn ngoèo dẫn chúng tôi tới trang trại rộng trên 3 ha với thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm của anh Phan Văn Miền, xã Yên Mạc (Yên Mô - Ninh Bình) khiến chúng tôi phần nào mường tượng ra con đường vươn lên làm giàu của người nông dân này cũng thật gian nan.

19/10/2015
Quản lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ Biogas Quản lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ Biogas

Tỉnh Sóc Trăng có khoảng 18.600 hộ chăn nuôi, với tổng đàn gia cầm hơn 4,9 triệu con, gia súc hơn 315 ngàn con. Theo Chi cục Thú Y tỉnh, hằng ngày có trên 1.153 tấn chất thải trong chăn nuôi cần xử lý.

19/10/2015