Hiệu Quả Mô Hình Giống Lúa Lai Nam Ưu 209 Vụ Mùa 2014
Sáng 1/10,Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình cùng Công ty Giống cây trồng miền Nam tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả mô hình giống lúa lai Nam ưu 209 vụ mùa 2014.
Mô hình được thực hiện với diện tích 1ha trên chân đất vàn, tầng canh tác dày tại xã Tây Ninh, huyện Tiền Hải. Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình chịu tránh nhiệm tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật đến nông dân, với hình thức gieo mạ non trên nền đất cứng.
Qua đánh giá, giống lúa lai Nam ưu 209 có thời gian sinh trưởng ngắn từ 110 - 115 ngày, có khả năng kháng bệnh bạc lá tốt, ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Giống lúa lai Nam ưu có khả năng đẻ nhánh khỏe, số bông trên một khóm cao. Năng suất vụ mùa ước đạt 62,5 tạ/ha. Đây là giống lúa có khả năng gieo cấy được cả hai vụ/năm, cho chất lượng gạo dẻo, mùi thơm nhẹ, bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu.
Với những ưu điểm đó, giống lúa lai Nam ưu 209 đang tiếp tục được nghiên cứu, khảo nghiệm thực tiễn để đưa vào sản xuất trên diện rộng, góp phần tăng chất lượng bộ giống lúa ở Thái Bình.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm hạn chế những thiệt hại do chuột gây ra, đảm bảo an toàn cho cây lúa đông xuân phát triển trong giai đoạn từ nay đến cuối vụ, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Núi Thành hướng dẫn nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp diệt chuột bằng các loại bẫy, ưu tiên dùng những loại bẫy bả sinh học để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.
Theo lịch thời vụ, nuôi tôm nước lợ năm 2015 ở các vùng triều ven sông trên địa bàn tỉnh sẽ được bắt đầu từ ngày 5.3.2015 và kết thúc vào ngày 30.9.2015. Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đã có cuộc trao đổi với P.V Báo Quảng Nam về công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi trong vụ mới này.
Xã Sơn Bua (Sơn Tây) có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để nuôi thủy sản. Vừa qua, huyện đưa cá tầm vào nuôi đã mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản có giá trị cao, mang lại nhiều thay đổi hữu ích cho cuộc sống người dân ở xã vùng cao Sơn Bua.
Để ngành nông nghiệp thực sự là một trong những ngành chủ lực trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, việc “làm mới” nông nghiệp đã và đang đặt ra nhiều thách thức. Trong đó không thể chấp nhận kiểu làm ăn nhỏ lẻ, manh mún mà phải chuyển sang mô hình lớn, hoạt động tập thể; đồng thời phải đưa phương tiện cơ giới vào sản xuất. Có như vậy ngành nông nghiệp mới thực sự là “tứ trụ” trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. Vì vậy, dồn điền đổi thửa là một trong những yêu cầu hàng đầu được đặt ra.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh (chương trình) sau 4 năm triển khai, thực hiện đã thực sự trở thành phong trào sâu rộng trên địa bàn tỉnh.