Xoài Campuchia Đang Chiếm Lĩnh Thị Trường Miền Tây

Xoài Keo từ Campuchia đang được các thương lái thu mua và đưa về Việt Nam với số lượng lớn, có lúc tràn ngập thị trường khiến cho xoài nội địa lép vế.
Hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang là đất trồng nhiều xoài. Trong đó, nổi tiếng nhất là xoài Thanh ca, một giống xoài có từ lâu đời trên vùng đất An Giang, mỗi năm cho sản lượng hàng trăm tấn.
Tuy nhiên, gần đây xoài Keo từ Campuchia được các thương lái thu mua và đưa về Việt Nam với số lượng lớn từ 30-40 tấn/ngày để cung cấp cho thị trường miền Tây và đóng thùng gửi đi các nơi.
Mặc dù giá xoài Keo khá cao, từ 15.000 - 20.000 đồng/kg nhưng do phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng nên đã cạnh tranh khá tốt với xoài nội hiện đang rớt giá, chỉ bán từ 4.000-10.000 đồng/kg nhưng rất khó tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Qua trồng khảo nghiệm tại Việt Nam, giống siêu cao lương nhập từ Nhật Bản đã cho năng suất hơn hẳn so với các cây trồng truyền thống như mía, bắp... để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm...

Cách đây 6 năm, khi ấy mắc ca còn là cây trồng xa lạ đối với nhà nông thì anh Nguyễn Văn Thạch, tổ 17, phường 2, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã mạnh dạn trồng 5 ha xen lẫn với cà phê.

Đất trồng chè phải có phản ứng chua, pH tốt nhất là 5,0 - 5,5; pH > 6 thì không nên trồng chè vì khi pH > 7 thì chè có thể bị chết, pH < 4 thì chè phát triển rất kém.

Hưởng ứng Tuần lễ Nước Quốc tế, từ ngày 23 -28/8, mạng thông tin toàn cầu của Tập đoàn Nestlé có trụ sở ở Vevey (Thụy Sỹ) đã đăng tải thông tin ghi nhận sáng kiến của nông dân Việt Nam trong việc giúp tiết kiệm nước trong việc trồng cà phê.

Theo kế hoạch, trong năm 2015, tỉnh Bình Định sẽ xây dựng thành công thương hiệu “Bò Bình Định”.