Khánh Sơn (Khánh Hòa) Thu Hoạch Sầu Riêng Trái Vụ

Bà con nông dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) hiện đang bước vào thu hoạch sầu riêng trái vụ năm 2014. Năm nay, sầu riêng trái vụ giảm về sản lượng nhưng giá bán cao hơn so với năm 2013.
Hiện tại, giá sầu riêng hạt lỡ chín rụng có giá 35.000 đồng/kg, sầu riêng hạt lép 40.000 đồng/kg, cao hơn năm ngoái khoảng 5.000 đồng/kg. Do mới đầu mùa nên hoạt động mua bán sầu riêng tại các nhà vườn còn khá trầm lắng. Chủ yếu bà con bày bán lẻ ngoài chợ cho người tiêu dùng trong địa bàn huyện, một số ít hộ trồng giống Chín Hóa hoặc J6, cho ra quả sớm và đang bắt đầu cắt xanh bán cho thương lái.
Hiện tượng sầu riêng ra trái vụ xuất hiện khoảng 2-3 năm trở lại đây, nằm rải rác tại các nhà vườn trên địa bàn huyện Khánh Sơn, do biến đổi thời tiết, những cây bị rụng hết hoa trong vụ chính đã cho hoa vụ lỡ. Năm 2014, sản lượng sầu riêng giảm so với năm trước do thời tiết không thuận lợi trong thời kỳ ra hoa đậu quả.
Bên cạnh đó cũng có nhiều nhà vườn cắt bỏ hoa vụ lỡ để cây tập trung dinh dưỡng ra quả vụ chính. Mặt khác, sầu riêng tại thời điểm này hay bị sâu bệnh nên nhiều nông hộ còn e ngại khi để trái vụ.
Có thể bạn quan tâm

Do hạn hán kéo dài, không đủ nước sản xuất lúa nên vụ hè-thu năm nay, anh Lê Quang Thành, thôn Láng Me, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) đã chuyển đổi 9 sào ruộng lúa nước sang trồng dưa hồng xiêm.

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ Thực vật, nhóm rau ăn lá như rau muống, rau ngót, cải xanh, cải thảo, cải ngọt, bắp cải… là các loại rau được dùng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày ở nước ta vẫn có nguy cơ cao mất an toàn thực phẩm do nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.

Đến thời điểm này, các vùng nuôi tôm thương phẩm tỉnh ta đã vào vụ chính từ 1 đến 2 tháng, với diện tích đang nuôi khoảng 385 ha, chủ yếu tập trung ở các hộ có tiềm lực, cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh.

Cũng như các địa bàn nông thôn khác, hầu hết người dân xã Phước Vinh (Ninh Phước) cũng “một nắng hai sương” trên mảnh đất kém phì nhiêu ở xứ nắng Ninh Thuận. Thế nên, ít ai nghĩ nghiệp nông ở vùng đất này lại có thể khởi sắc, đặc biệt là từ cây bắp lai, một loại cây lương thực không quá nổi trội tại địa phương.

Những năm gần đây, nghề nuôi chim cút phát triển khá mạnh ở Quảng Nam, trong đó Điện Bàn là địa phương có nhiều hộ tham gia nhất. Để nghề này phát triển bền vững, Hội ND đã vận động, hướng dẫn các hộ nuôi chim liên kết, hợp tác với nhau.