Mô Hình Trồng Ớt Lãi Lớn
Giá ớt hiện ở mức 23.000 đ/kg, chi phí cho một sào ớt khoảng 4 triệu đồng (chưa tính công lao động). Như vậy, tổng thu một sào trồng ớt khoảng 27,6 triệu đồng.
Trong những năm gần đây, diện tích trồng ớt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ngày càng mở rộng do hiệu quả mang lại cao hơn nhiều so với các cây trồng khác. Đầu ra của sản phẩm lại khá ổn định, giá cả ngày càng tăng. Vì vậy, cây ớt ngày càng được người dân Quảng Ngãi đầu tư thâm canh mạnh.
Ông Đặng Văn Sinh, Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Châu cho biết: Trình độ thâm canh ớt của nông dân trong xã ngày một tiến bộ. Nông dân đã sử dụng giống mới, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như sử dụng màng phủ nông nghiệp. Nắm vững các qui trình sản xuất cây ớt. Nhờ vậy năng suất ớt ngày càng tăng cao.
Thu nhập từ trồng ớt tăng cao hơn gấp 4- 5 lần so với trồng lúa; góp phần xóa đói giảm nghèo. Vụ đông xuân năm nay toàn xã Tịnh Châu trồng khoảng 20 ha ớt. Giá ớt hiện nay 23-25 ngàn đồng/kg; với giá ớt này, nông dân trồng ớt rất phấn khởi.
Ông Nguyễn Cư hạch toán: Với giá ớt hiện nay 23.000 đ/kg, chi phí cho một sào ớt khoảng 4 triệu đồng (chưa tính công lao động), tổng thu một sào trồng giống ớt TN 557 và TN 600 là 27,6 triệu đồng (qui ra 552 triệu/ha). Trong khi đó, tổng thu một sào trồng giống ớt chỉ thiên 207 là 23 triệu đồng (qui ra thu nhập 460 triệu đồng/ha). Như vậy trồng giống ớt chỉ thiên TN 557 và TN 600 thu nhập cao hơn các giống khác tại địa phương...
Ông Võ Tấn Đại- Chủ nhiệm HTX NN Bình Dương phấn khởi: Bình Dương là xã có diện tích trồng ớt nhiều nhất huyện Bình Sơn và cả tỉnh Quảng Ngãi. Nhờ giá ớt ổn định, trồng ớt có thu nhập cao, nông dân trong xã đã mạnh dạn chuyển đổi đất lúa và đất màu kém hiệu quả sang trồng ớt.
Diện tích ớt ở Bình Dương ngày một tăng cao, năm 2010 là 55,3 ha, năm 2013 là 60 ha, đến vụ đông xuân 2013- 2014 toàn xã trồng 101,3 ha. Bình quân năng suất 20 tấn/ha, giá ớt đầu vụ từ 22-25 ngàn đồng/kg. Thu nhập bình quân trên 300 triệu đồng/ha.
Ông Đại cho biết thêm, trong vụ đông xuân 2013- 2014, tại địa phương trồng thêm giống ớt mới: TN 557 và TN 600. Các giống ớt này sinh trưởng phát triển rất tốt, năng suất cao hơn các giống đại trà 3-4 tấn/ha.
Vụ đông xuân 2013- 2014, Cty THHH TM Trang Nông đã triển khai mô hình trình diễn giống ớt chỉ thiên TN 557 và TN 600 tại xứ đồng Bầu Ấu, thôn Phú Bình, xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), do hộ ông Nguyễn Cư thực hiện, với qui mô 2.500 m2.
Theo ông Nguyễn Cư, giống ớt lâu nay ông trồng thường là ớt chỉ thiên 207, sản lượng bình quân 1.000 kg/sào (500m2), qui ra năng suất 20 tấn/ha. Còn giống ớt chỉ thiên TN 557 và TN 600 khả năng đạt 1.200 kg/sào, qui ra năng suất 24 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm
Theo giới thiệu của lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành, chúng tôi đến thăm, tìm hiểu về hiệu quả kinh tế của một số cây trồng vụ đông ở xã Thành Hưng. Là xã sản xuất vụ đông khá phát triển của huyện Thạch Thành, với nhiều loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, như: cây ngô, dưa chuột xuất khẩu, rau màu các loại...
Thực hiện phương châm “Gắn bảo vệ rừng với trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc”, Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tuyên truyền để cán bộ và nhân dân nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ trong công tác bảo vệ và trồng mới rừng.
Thời gian qua, các cấp hội nông dân huyện Hoằng Hóa đã tuyên truyền, vận động, xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tín chấp và ký hợp đồng ủy thác cho nông dân vay vốn sản xuất.
Đáng chú ý, vụ đông năm nay, toàn tỉnh có 1.675 ha rau màu các loại đã được các công ty ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm; trong đó, có 845 ha ớt, 280 ha ngô giống, 250 ha ngô ngọt và gần 300 ha dưa bao tử, dưa chuột. Ngoài những diện tích được bao tiêu sản phẩm, năm nay nhiều loại rau quả có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ lớn được đưa vào sản xuất và mở rộng diện tích, như: bí xanh, cà chua, măng tây...
Thời gian qua, trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu đã được phê duyệt, các huyện vùng mía đường Lam Sơn đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển mía nguyên liệu phù hợp với quy hoạch chung của toàn vùng cũng như quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp của tỉnh.