Xin Sử Dụng Tạm Thời 150 Ha Mặt Nước Vịnh Vũng Rô Để Nuôi Thủy Sản
Ngày 2/11, ông Nguyễn Tài, Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa cho biết huyện vừa có tờ trình xin UBND tỉnh Phú Yên cho phép sử dụng tạm thời 150ha mặt nước ở phía đông vịnh Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, đoạn từ bãi Bàng đến bãi Nhãn để sắp xếp 7.229 lồng nuôi trồng thủy sản của 271 hộ dân và 1 doanh nghiệp trong tỉnh đang nuôi thủy sản ở khu vực Vũng Rô.
Việc nuôi thủy sản tạm thời có xây dựng quy chế vùng nuôi, có biện pháp và lộ trình về thời gian để quản lý các hộ nuôi chưa thu hoạch hết sản phẩm; người nuôi cam kết tự di dời lồng khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng mặt nước.
Trước đó, ngày 30/8, Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên có thông báo kết luận của Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Văn Trúc yêu cầu Sở NN-PTNT tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND huyện Đông Hòa và các đơn vị liên quan rà soát số lượng lồng bè nuôi trồng thủy sản tại khu vực Vũng Rô, chốt lại số lượng cụ thể; tạm thời chấp nhận cho các doanh nghiệp và hộ gia đình nuôi thủy sản đến hết vụ nuôi và phải kết thúc trước tháng 10/2013.
Giải thích về vấn đề này, ông Nguyễn Tài nói, dù tỉnh đã chỉ đạo như vậy, nhưng đến nay vẫn còn khoảng 230 tấn hải sản của các hộ dân trong tỉnh nuôi tại đây chưa thu hoạch nên Ban Thường vụ Huyện ủy đã họp bàn và đưa ra phương án xin tỉnh cho sử dụng tạm thời 150ha mặt nước ở phía đông vịnh Vũng Rô để tiếp tục nuôi cho đến khi thu hoạch xong thì các hộ sẽ tự tháo dỡ hoặc di dời lồng bè đi nơi khác.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay một số địa phương trên địa huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) xảy ra tình trạng tôm bệnh, tập trung tại thị trấn Sịa (4 ha), xã Quảng Phước (3 ha) và xã Quảng Công (1 ha) với số lượng tôm bị bệnh trên 120 vạn con. Trước tình hình trên phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện đã cử cán bộ kỹ thuật tiến hành lấy mẫu giáp xác tại các hồ nuôi để kiểm tra các chỉ tiêu môi trường. Kết quả kiểm tra mầm bệnh bằng phương pháp PCR cho thấy các hồ nuôi tôm trên bị nhiễm bệnh vi rút đốm trắng. Để khống chế dịch bệnh, không để lây lan sang các hồ khác, Phòng NN&PTNT huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành lập biên bản đóng cống các hồ nuôi xen ghép tôm cá, tiến hành thả cá ở những hồ này. Đối với những hồ nuôi chuyên tôm, tiến hành xử lý rãi hóa chất Chlorin để tiêu diệt mầm bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật mới tiếp tục thả nuôi.
Một thời gian dài, cây hồ tiêu được xem là cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao của nông dân xã Văn Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, những vườn tiêu hàng nghìn gốc của bà con nơi đây bỗng dưng chết rụi…
Hiện nay có rất nhiều mô hình làm kinh tế của đoàn viên, thanh niên trong huyện Cái Nước (Cà Mau) mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải kể đến mô hình nuôi thỏ giống của anh Nguyễn Văn Trạng, Bí thư Chi đoàn ấp Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước.
Sau khi thất thu ở vụ đầu năm, đây là thời điểm người dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Tuy Phong phấn khởi vì tôm thu hoạch được mùa lẫn được giá.
Vỗ béo bò trước khi bán mang lại hiệu quả cao nhờ tăng khối lượng và chất lượng thịt. Vỗ béo là biện pháp tích cực để phát huy khả năng sinh trưởng bù của bò khi ở giai đoạn trước không nuôi thâm canh.