Xây Dựng Trung Tâm Nghề Cá Đồng Bằng Sông Cửu Long
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ cho biết thành phố vừa phê duyệt Dự án Trung tâm nghề cá ĐBSCL, với tổng vốn đầu tư khoảng 400 triệu USD.
Trung tâm được xây dựng trên diện tích khoảng 110ha, tại khu công nghiệp Hưng Phú 1 thuộc phường Tân Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Dự án bao gồm các trung tâm như đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ thủy sản cho vùng ĐBSCL và cho cả nước; xúc tiến thương mại thủy sản trong và ngoài nước; trung chuyển hàng hóa thủy sản cho ĐBSCL, toàn quốc và quốc tế.
Ngoài ra, Trung tâm còn có Viện nghiên cứu phát triển thủy sản của vùng, các cụm công nghiệp chế biến sản phẩm thủy sản chuyên sâu, chợ đầu mối, sàn giao dịch thủy sản nước ngọt khu vực ĐBSCL…
Sau khi hoàn thành, Trung tâm nghề cá vùng ĐBSCL sẽ tạo điều kiện cho ngành thủy sản khu vực phát triển năng động và bền vững; thúc đẩy phát triển kinh tế vùng và phát huy thế mạnh từng địa phương trong khu vực. Từ đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tạo ra thị trường thủy sản có sức hút trong khu vực và gắn kết các khâu trong chuỗi giá trị thủy sản.
Trung tâm cũng tạo ra các dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất như phát triển và nâng cao hệ thống quản lý chất lượng hàng hóa xuất khẩu, quản lý xuất nhập khẩu, phát triển công nghiệp phụ trợ (bao bì, phương tiện phục vụ sản xuất…).
Có thể bạn quan tâm
Mấy năm nay, tư thương biết đến ông, họ đã tìm lên tận Pha Cúng cất hàng. Ông chỉ việc ngồi nhà đếm tiền mỏi tay. “Giờ thì vợ chồng tôi nhàn rồi. Ngay từ đầu vụ đã chốt được giá nhãn. Thuê người hái rồi đếm tiền là xong” - ông Binh hào hứng khoe.
Cái bắt tay giữa nông dân và siêu thị Việt ngày càng chặt được kỳ vọng sẽ tạo nhiều đột phá cho nông sản Việt trên con đường khẳng định thương hiệu, chinh phục người tiêu dùng trong nước và từng bước vươn ra khu vực.
Không phải là những ông chủ hàng hiệu hay kinh doanh những mặt hàng cao cấp, nhưng những người nông dân này lại làm giàu từ chính những mặt hàng nông sản rất đỗi gần gũi.
Với quy trình công nghệ nuôi tiên tiến hiện đại, các chính sách hỗ trợ của tỉnh và các địa phương, nghề nuôi Tôm đang thực sự là một lĩnh vực thu hút được nhiều người đầu tư.
Từ miền Tây khăn gói lên mảnh đất Lâm Đồng lập nghiệp, nhờ chịu thương, chịu khó tìm tòi và biết áp dụng kỹ thuật trồng cam. Đến nay, anh Lê Hoàng Minh (35 tuổi, ở xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) đã có một vườn cam sành thu lãi khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm.