Nông Dân Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) Trúng Đậm Mùa Gừng
Huyện Vĩnh Lợi là một trong những địa phương có diện tích trồng gừng lớn nhất tỉnh Bạc Liêu. Năm nay, bà con trồng gừng ở huyện vừa trúng mùa lại trúng giá. Giá gừng đang ở mức khá cao, từ 40.000 - 100.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, người trồng gừng lãi hơn 80 triệu đồng/công.
Gia đình ông Phan Văn Tư (xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi) trồng nửa công gừng trên đất xung quanh nhà. Mới đây, ông Tư thu hoạch 2 tấn gừng. Với giá 60.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông Tư lãi gần 90 triệu đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm trồng gừng, ông Tư cho rằng: “Khi chọn gừng làm giống phải chọn củ lớn, tốt. Cách bón phân, chăm sóc cũng không kém phần quan trọng. Nếu tưới nhiều hoặc mưa nhiều thì phải đào mương sâu để tránh thúi củ do ngập úng.
Nhiều hộ trồng gừng ở huyện Vĩnh Lợi như xã Long Thạnh, Vĩnh Hưng A, Châu Thới cũng trúng mùa trúng giá vụ gừng năm nay. Gia đình ông Trần Thanh Long (xã Long Thạnh) trồng 1 công gừng. Sau khi thu hoạch gần 5 tấn gừng và bán với giá 40.000 đồng/kg, ông Long lãi gần 200 triệu đồng.
Ông Long cho biết: “Chỉ cần giá gừng 15.000 đồng/kg là nông dân lãi hơn 50 triệu đồng/công. Nhưng năm nay, do giá gừng rất cao (từ 40.000 - 80.000 đồng/kg) nên người trồng lãi gấp mấy lần so với trước đây. Riêng gia đình tôi năm nay lãi hơn 150 triệu đồng/công gừng”.
Thấy trồng gừng mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều hộ dân đổ xô mua gừng giống về trồng. Hiện giá gừng giống từ 30.000 - 50.000 đồng/kg. Nhiều hộ ở xã Long Thạnh, Vĩnh Hưng A (huyện Vĩnh Lợi); xã Minh Diệu (huyện Hòa Bình) đã áp dụng mô hình trồng gừng kết hợp với trồng rau màu, 1 vụ gừng - 1 vụ mía…
Còn gia đình ông Huỳnh Văn Đức (xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi) thì ứng dụng phương pháp trồng gừng lấy củ trong bao. Đây là phương pháp trồng ít tốn diện tích đất, chi phí đầu tư thấp, năng suất lại cao. Theo ông Đức: “Sau khi thu hoạch vụ gừng trồng trong bao, mới đây, tôi tiếp tục trồng hơn 300 bao gừng. Trồng gừng trong bao cho củ lớn và năng suất cao”.
Thực tế, vụ gừng này bà con đều phấn khởi vì trúng mùa trúng giá. Song, nhu cầu thị trường và giá cả các mặt hàng nông sản thì không ai lường trước được. Vì thế, bà con không nên thấy nông sản nào có giá thì ồ ạt trồng, khi thu hoạch rộ giá lại rớt. Và như thế, điệp khúc “trúng mùa rớt giá” lại tái diễn.
Có thể bạn quan tâm
Với 32km bờ biển, 81 nghìn ha bãi bồi ven biển và gần 4.000ha đất ngập triều, những năm qua, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của huyện, trọng tâm là phát triển lực lượng khai thác xa bờ, xây dựng hạ tầng dịch vụ nghề cá và phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.
Sáng ngày 29-8, tại TP. Vũng Tàu, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia khai mạc hội thi “Người chăn nuôi heo giỏi vùng Đông Nam bộ năm 2013”. Tham dự hội thi có gần 300 người chăn nuôi heo tiêu biểu thuộc các tỉnh miền Đông Nam bộ.
UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) vừa họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của silic đến sinh trưởng năng suất và chất lượng giống đậu phộng L14 tại Thoại Sơn, An Giang”, do Thạc sĩ Phạm Thị Kiều Oanh-Trạm Khuyến nông Thoại Sơn làm chủ nhiệm.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa triển khai mô hình trồng thanh long ruột đỏ quy mô 1 ha tại xã Phong Vân.
Gắn bó và trồng quýt nhiều năm nay, ông Phạm Văn Thí (ở ấp Bầu Chiên, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được xem là một trong những người trồng quýt giỏi ở vùng này.