Xây Dựng Thương Hiệu Nấm Lạng Giang
Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng nấm các loại ở huyên Lạng Giang (Bắc Giang) phát triển khá mạnh, trong đó tiêu biểu là 3 mô hình sản xuất nấm tại xã Tân Thanh, Tiên Lục và Nghĩa Hưng.
Đây là 3 mô hình có quy mô từ 400 - 500 m2 và được Nhà nước hỗ trợ nồi hơi công nghiệp để sấy sản phẩm. Trong đó, Tiên Lục là xã có nhiều gia đình sản xuất nấm nhất, với 110 hộ.
Hiện, huyện Lạng Giang đã thành lập Hội Sản xuất và tiêu thụ nấm với gần 300 hội viên tham gia, mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng nghìn tấn nấm thương phẩm, gồm các loại chủ yếu là nấm sò, nấm mộc nhĩ, nấm mỡ... đem lại doanh thu vài trăm triệu đồng cho mỗi hộ sản xuất.
Các địa phương trên đang tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về giá trị của nghề trồng nấm, tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ tham gia sản xuất, đặc biệt là đẩy mạnh việc xúc tiến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nấm của huyện Lạng Giang, nhằm ổn định giá trên thị trường, khuyến khích người dân địa phương tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất...
Nhiệm vụ trước mắt và cần thiết là xúc tiến đẩy mạnh việc quảng bá để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nấm trong năm nay, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ của sản phẩm vào hệ thống các siêu thị trong và ngoài tỉnh.
Theo chỉ đạo của tỉnh, để ổn định giá nấm trên thị trường, cơ quan chuyên môn cần gắn kết chặt chẽ với bà con nông dân để tạo thành chuỗi sản xuất; vận động DN vào cuộc. Trung tâm Giống Nấm cần chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân, bảo đảm cung cấp đủ nguồn giống cho người sản xuất...
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/xay-dung-thuong-hieu-nam-lang-giang-post136022.html
Có thể bạn quan tâm
Hiện toàn tỉnh Bình Thuận có 8.514 hộ sản xuất thanh long được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, với tổng diện tích 7.211 ha, đạt 103% kế hoạch (7.000 ha).
Được khẳng định là mô hình tương đối bền vững, nâng cao kinh tế, ổn định môi trường, mỗi năm, tỉnh giao chỉ tiêu hàng ngàn héc-ta lúa - tôm cho các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Thế nhưng, thực tiễn sản xuất đã qua, diện tích lúa - tôm cứ giảm dần sau mỗi năm. Nguyên nhân không gì khác là bài toán thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất lúa - tôm đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.
Theo nhận định của Sở Tài nguyên - Môi trường, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình đang gây ra vấn nạn về ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, đặc biệt là khu vực vùng nông thôn.
Làm nghề thả lưới đánh bắt cá trong lòng hồ tự nhiên xã Ia Băng (huyện Đak Đoa - Gia Lai) đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên anh Rơ Châm Nhol (làng O Ngó) thấy người ta thả hàng vạn con cá giống đã được thả trở lại xuống lòng hồ này. “Mình thả lưới ở hồ này đã lâu, thường vào mỗi buổi chiều thả lưới đánh bắt cá làm thực phẩm trong bữa ăn của gia đình
Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.