Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá quế tăng cao, người dân phấn khởi

Giá quế tăng cao, người dân phấn khởi
Ngày đăng: 11/04/2015

Về vùng đất quế Trà Bồng, Tây Trà những ngày này, đồng bào Cor ai cũng bận rộn vì vào rừng thu hoạch quế. Trên các triền đồi, trục đường xuyên xã, liên thôn đâu đâu cũng ngào ngạt hương quế thơm nồng.

Với nụ cười rạng rỡ, ông Hồ Văn Mân ở thôn Nguyên, xã Trà Hiệp (Trà Bồng) đang thu hoạch quế không giấu được niềm vui nói với chúng tôi rằng: Trong những năm trở lại đây, vụ quế năm nay là được giá nhất. Từ đầu vụ đến giờ, giá quế luôn giữ ở mức cao và ổn định, không phập phù lên xuống như nhiều năm trước.

Hiện nay 1kg vỏ quế tươi giá thấp nhất cũng từ 13.000 đồng đến 15.000 đồng, giá cao khoảng 20.000 đồng. Trong khi đó, giá 1kg quế khô cũng dao động từ 32.000 đồng - 35.000 đồng/kg. "So với năm trước, giá quế tăng lên khoảng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg tùy theo từng loại quế. Quế được giá nên chúng tôi ai ai cũng vui mừng" - ông Mân hồ hởi cho hay.

Bà Bùi Thị Kênh - một thương lái thu mua quế ở xã Trà Hiệp cho biết: Năm nay chẳng những giá quế tăng cao mà sản lượng quế cũng tăng gấp đôi những năm trước. Bình quân mỗi ngày điểm thu mua của gia đình tôi mua vào khoảng 300 - 400kg quế tươi.

Lý giải về nguyên nhân sản lượng quế tăng cao so với mọi năm, bà Kênh cũng như nhiều thương lái khác cho rằng, cùng với diện tích quế tăng lên đáng kể trong những năm trở lại đây thì giá quế tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm sản lượng quế thu hoạch tăng.

"Với không ít bà con trồng quế, cây quế cũng như "của để dành" của gia đình, những năm trước giá quế thấp, nên người dân không mặn mà với việc thu hoạch mà để cho cây lớn, chờ giá cao sẽ thu hoạch. Năm nay, giá quế tăng mạnh, nên nhà nào có diện tích quế đến kỳ thu hoạch cũng tranh thủ vào rừng khai thác. Chính vì vậy, đã khiến sản lượng quế tăng cao hơn so với những năm trước" - ông Trần Văn Ngọc - một thương lái thu mua quế ở xã Trà Thủy nhận định.

Hằng năm có hai đợt thu hoạch quế. Đợt một bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 3 và đợt thứ hai từ tháng 7 đến tháng 8 (âm lịch). Trong khoảng thời gian này vỏ quế dễ lột và có nhiều tinh dầu. So với các loại cây nguyên liệu, cây quế có tuổi đời khá dài, thường từ 15 - 20 năm mới cho giá trị cao, thế nhưng ít có loại cây trồng nào ở đất miền núi lại có giá trị kinh tế cao như cây quế.

Cây quế chẳng bỏ thứ gì, trừ gốc và rễ. Từ vỏ, cành, thân đến lá đều có thể sử dụng và bán được với giá cao. Theo tìm hiểu của chúng tôi, lá quế tươi được các chủ lò ép tinh dầu quế đến tận vườn mua với giá 1.200 đồng/kg và 2.500 đồng/kg lá khô, nhờ vậy nên giá trị từ cây quế tăng đáng kể.

Gạt giọt mồ hôi trên khuôn mặt rám nắng, chị Hồ Thị Luôn ở xã Trà Lãnh (Tây Trà) vui vẻ cho biết: "Vụ quế năm nay, gia đình tôi có 500 cây quế đang cho thu hoạch, trong tổng số hơn 4.000 cây trên rẫy. Ước tính vụ thu hoạch năm nay gia đình tôi sẽ thu về vài chục triệu đồng. Thu nhập từ cây quế để mua lúa gạo và sinh hoạt gia đình và cho 4 đứa con tới trường”.

Ước tính, hiện nay, 2 huyện Trà Bồng, Tây Trà có khoảng hơn 7.000 ha quế, trong đó có khoảng 30% diện tích quế đã trồng được 7 - 10 năm, nay là thời điểm khai thác, sản lượng khai thác hàng năm ước đạt trên 1.000 tấn quế khô. Ở vùng đất quế Trà Bồng, Tây Trà, cây quế hiện diện ở khắp nơi. Hầu như bà con đồng bào Cor nhà nào cũng trồng quế. Nhà nhiều trồng cũng mấy chục nghìn cây nhà ít cũng vài trăm cây, tới khi thu hoạch cũng có kha khá vốn trong tay.

Đặc biệt, từ khi khẳng định được thương hiệu, cây quế đã trở thành "phao cứu sinh" trong đời sống của bà con đồng bào Cor. Đối với họ, chẳng cây gì mang lại giá trị lớn như cây quế, bởi thế họ ví cây quế là "kho gạo" giữa rừng, mùa thu hoạch quế là mùa "nhặt gạo" trên núi… Cây quế đã và đang giúp nhiều địa phương vùng cao Trà Bồng, Tây Trà thay da đổi thịt…


Có thể bạn quan tâm

Chị Hà Thị Lệ Chi Nghị Lực Vượt Khó Làm Giàu Chị Hà Thị Lệ Chi Nghị Lực Vượt Khó Làm Giàu

Theo giới thiệu của ông Trần Thanh Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lâm Sơn (Ninh Sơn), chúng tôi có dịp gặp chị Hà Thị Lệ Chi, một hộ kinh doanh nông sản tại địa phương luôn chịu khó làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.

04/03/2014
Anh Khải Chuyển Dịch Cây Trồng Hiệu Quả Anh Khải Chuyển Dịch Cây Trồng Hiệu Quả

Anh Đổng Quang Khải ở xã Phước Ninh (huyện Thuận Nam) đầu tư chuyển dịch hiệu quả cây trồng trên cánh đồng thôn Tân Bổn. Anh tất bật bơm nước tưới cây thuốc lá nâu Madole xanh tốt đang vào mùa thu hoạch. Anh Khải cần mẫn gắn bó với đồng đất quê nhà đem lại thu nhập bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm góp phần xây dựng nông thôn mới.

04/03/2014
Thuyền Ông Nguyễn Hai Trúng Cá Cơm Thuyền Ông Nguyễn Hai Trúng Cá Cơm

Sau hơn 2 ngày ra khơi, sáng 2-3, thuyền ông Nguyễn Hai, thôn Lạc nghiệp 2 (xã Cà Ná, huyện Thuận Nam) cập cảng với sản lượng đánh bắt trên 8 tấn cá cơm, thu được hơn 80 triệu đồng; trừ chi phí ông còn lãi 70 triệu đồng.

04/03/2014
Vắt Cạn Kiệt Đầm Thị Nại Vắt Cạn Kiệt Đầm Thị Nại

Gần đây, tình trạng ngư dân sử dụng lưới lồng Trung Quốc (hay còn gọi là lồng xếp, lồng bẫy, lờ dây, lờ bát quái) để tận diệt thủy sản và nạn bơm hút cát để khai thác phễnh bằng máy bơm công suất lớn trên đầm Thị Nại diễn ra rầm rộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản (NLTS) và môi trường sinh thái.

05/03/2014
Phá Mía Nuôi Tôm, Nguy Cơ Vỡ Qui Hoạch Ở Sóc Trăng Phá Mía Nuôi Tôm, Nguy Cơ Vỡ Qui Hoạch Ở Sóc Trăng

Không ít nông dân ở vùng nguyên liệu mía thuộc huyện Long Phú, Cù Lao Dung chán nản, không còn mặn mà trồng mía nữa, nhiều hộ chuyển sang nuôi tôm, họ thuê máy cuốc đào phá bỏ ruộng mía, làm ao nuôi tôm.

05/03/2014