An Giang nghiên cứu ảnh hưởng của bờ trồng hoa đến ruộng lúa

Đề tài đang được tiến hành thực hiện tại tổ liên kết 26, ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Lộc, với diện tích 20 héc-ta. Thời gian thực hiện từ tháng 11-2014 đến tháng 7-2015, nhằm xác định sự hiện diện của các loại thiên địch, sâu hại chính và kiểm chứng hiệu quả phòng trừ sinh học cũng như kiểm chứng hiệu quả kinh tế của mô hình ruộng lúa bờ hoa có áp dụng các biện pháp kỹ thuật “1 phải, 5 giảm” so với ruộng đối chứng.
Chương trình này nhằm vào hai mục tiêu chính là tăng hệ thực vật có hoa trên bờ ruộng và ngừng sử dụng thuốc trừ sâu trong giai đoạn đầu của cây lúa. Từ đó, giúp tăng cường sức đề kháng cho hệ sinh thái ruộng lúa và giúp nông dân giảm chi phí sử dụng thuốc trừ sâu.
Theo đó, đề tài sẽ tiến hành so sánh thành phần, mức độ phổ biến của sâu hại và thiên địch trên ruộng lúa có bờ trồng hoa và ruộng đối chứng không trồng hoa. Để xác định diễn biến mật độ của một số loài sâu hại và thiên địch chính trên ruộng, đề tài tiến hành theo dõi bốn loài thiên địch chính gồm: Bọ xít mù xanh, nhện sói vân hình đinh ba, ong đa phôi ký sinh sâu cuốn lá nhỏ, ong đen kén trắng đơn và hai loài sâu hại chính: Sâu cuốn lá nhỏ và rầy nâu.
Đồng thời, xác định ảnh hưởng của khoảng cách từ bờ hoa đến mật độ sâu hại và thiên địch tại các vị trí trên ruộng lúa để so sánh hiệu quả kinh tế của việc áp dụng mô hình ruộng lúa bờ hoa có áp dụng các biện pháp kỹ thuật “1 phải, 5 giảm” so với ruộng đối chứng có áp dụng “1 phải, 5 giảm”, không có bờ trồng hoa và ruông đối chứng không áp dụng “1 phải, 5 giảm”, không có bờ trồng hoa.
Ruộng thí nghiệm có bờ rộng từ 1 đến 2m trồng hoa mè, hoa sao nhái, hoa hướng dương, chiều dài trồng hoa là 1.000m chạy song song với chiều dài của ruộng thí nghiệm, chiều sâu từ bờ trồng hoa vào ruộng là 100m. Ruộng đối chứng nằm cách ruộng có trồng hoa ít nhất 300m, có bờ không trồng hoa, cỏ mọc tự nhiên theo tập quán của nông dân với chiều dài 1.000m, chiều sâu từ bờ vào ruộng 100m.
Ruộng thí nghiệm và ruộng đối chứng đều sạ cùng một giống lúa là IR50404, cùng xuống giống không chênh lệch quá 3 ngày, các biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa như nhau, không phun thuốc trừ sâu trong suốt vụ lúa.
Các loại hoa được sử dụng trồng, như: Hoa sao nhái, hoa hướng dương, hoa mè phải được gieo trên liếp, vô bầu trước khi sạ lúa từ 15 - 20 ngày và được trồng ngay khi sạ lúa, với mật độ 5 cây/m2. Nhờ hoa được trồng dọc khắp các bờ ruộng có nhiều phấn sẽ thu hút nhiều thiên địch đến hút mật, đẻ trứng và tấn công các loài sâu hại giúp nhà nông hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc môi trường sẽ được cải thiện, giảm tình trạng nông dân bị ảnh hưởng trực tiếp từ phun thuốc trừ sâu, tăng khả năng cạnh tranh trong nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) thông tin, một ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã xảy ra ở xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng trên đàn gà 114 con làm 102 con bị chết.

Tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh, được hỗ trợ kỹ thuật, phát huy sức mạnh tập thể… là những lợi ích thiết thực mà mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học (ATSH) ở xã Tân An (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) đã triển khai và khá thành công trong những năm gần đây.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung 128 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2015 cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để mua bù 1.470 tấn hạt giống lúa, 388 tấn hạt giống ngô và 28,7 tấn hạt giống rau đưa vào dự trữ quốc gia.

Cây xạ đen mang lại giá trị kinh tế cao gấp 3 – 4 lần so với canh tác lúa hoặc các loại hoa màu khác. Đặc biệt, người dân trồng cây xạ đen không cần phải mang đi xa mà thương lái vào tận vườn thu mua.
Ngày 18.8, tại hội trường UBND xã Suối Dây, Hội Nông dân huyện Tân Châu (Tây Ninh) tổ chức hội thảo về đề tài máy thu hoạch khoai mì. Chủ nhiệm đề tài này là ông Trần Quốc Hải, thường trú ấp 2, xã Suối Dây.