Xây Dựng Thương Hiệu Nấm Lạng Giang

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng nấm các loại ở huyên Lạng Giang (Bắc Giang) phát triển khá mạnh, trong đó tiêu biểu là 3 mô hình sản xuất nấm tại xã Tân Thanh, Tiên Lục và Nghĩa Hưng.
Đây là 3 mô hình có quy mô từ 400 - 500 m2 và được Nhà nước hỗ trợ nồi hơi công nghiệp để sấy sản phẩm. Trong đó, Tiên Lục là xã có nhiều gia đình sản xuất nấm nhất, với 110 hộ.
Hiện, huyện Lạng Giang đã thành lập Hội Sản xuất và tiêu thụ nấm với gần 300 hội viên tham gia, mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng nghìn tấn nấm thương phẩm, gồm các loại chủ yếu là nấm sò, nấm mộc nhĩ, nấm mỡ... đem lại doanh thu vài trăm triệu đồng cho mỗi hộ sản xuất.
Các địa phương trên đang tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về giá trị của nghề trồng nấm, tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ tham gia sản xuất, đặc biệt là đẩy mạnh việc xúc tiến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nấm của huyện Lạng Giang, nhằm ổn định giá trên thị trường, khuyến khích người dân địa phương tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất...
Nhiệm vụ trước mắt và cần thiết là xúc tiến đẩy mạnh việc quảng bá để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nấm trong năm nay, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ của sản phẩm vào hệ thống các siêu thị trong và ngoài tỉnh.
Theo chỉ đạo của tỉnh, để ổn định giá nấm trên thị trường, cơ quan chuyên môn cần gắn kết chặt chẽ với bà con nông dân để tạo thành chuỗi sản xuất; vận động DN vào cuộc. Trung tâm Giống Nấm cần chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân, bảo đảm cung cấp đủ nguồn giống cho người sản xuất...
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/xay-dung-thuong-hieu-nam-lang-giang-post136022.html
Related news

Ông Trần Nguyễn Hồ nói: “Đối với tôi, phía đối tác yêu cầu 400.000 trứng/ngày nhưng tôi chỉ đáp ứng 100.000 trứng, đáp ứng không nổi. Tiêu chuẩn thì đạt, trước khi container đưa về bên đó, có người kiểm tra, gửi mẫu về, khi đạt mới cho đi”.

Tại hội thảo, các đại biểu nêu lên 4 liên kết cần phải làm ngay: Đó là liên kết giữa cơ sở sản xuất con giống và cơ sở nuôi thương phẩm; Liên kết cơ sở thức ăn, sản xuất thương phẩm; cơ sở thú y và cơ sở con giống; Liên kết cơ sở chăn nuôi thương phẩm, giết mổ chế biến và tiêu thụ.

Từ ngày 1/1/2015, vùng nông nghiệp Lâm Đồng phải loại trừ hoàn toàn thuốc Methyl Bromide xông hơi, khử trùng trong sản xuất các loại rau, hoa… theo cam kết của Việt Nam đối với việc thực hiện Nghị định thư Montreal của Liên Hiệp Quốc về chống suy giảm tầng ôzôn.

Tại hội nghị, nhà máy đã công bố chính sách thu mua mía nguyên liệu vụ ép 2014-2015. Công ty có chính sách trợ giá cho người trồng mía vùng gần là 50 ngàn đồng/tấn, cùng với mức trợ giá thu hoạch 10 ngàn đồng/tấn, tính ra giá mía thu mua thực tế tại ruộng vùng gần nhà máy là 895 ngàn đồng/tấn và các vùng khác là 845 ngàn đồng/tấn.

Đến thời điểm này, Bộ phận khuyến nông thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã tiến hành chấm rẫy mía được 130 hộ dân đăng ký vào Câu lạc bộ trồng mía đạt năng suất 200 tấn/ha/năm, chủ yếu trên địa bàn huyện Phụng Hiệp và TX.Ngã Bảy.